Câu hỏi của Liễu Tâm
Hỏi: Kính thưa Thầy! Con tu Định Niệm Hơi Thở, cố gắng tu tập trong 5' không có vọng tưởng xen vào (thỉnh thoảng có lúc vọng tưởng cũng còn xen vào) sau 5' con đứng dậy đi kinh hành 5', rồi lại ngồi thở 5' và cứ tu như thế cho đến khi con xả nghỉ. Quá trình thời gian tu tập là 30'. Trong thời khóa con tu tập nếu có lác đác vọng tưởng xen vào thì con có nên giữ thời khóa này không? Con xin Thầy chỉ giáo?
Đáp:
Hỏi: Kính thưa Thầy! Con tu Định Niệm Hơi Thở, cố gắng tu tập trong 5' không có vọng tưởng xen vào (thỉnh thoảng có lúc vọng tưởng cũng còn xen vào) sau 5' con đứng dậy đi kinh hành 5', rồi lại ngồi thở 5' và cứ tu như thế cho đến khi con xả nghỉ. Quá trình thời gian tu tập là 30'. Trong thời khóa con tu tập nếu có lác đác vọng tưởng xen vào thì con có nên giữ thời khóa này không? Con xin Thầy chỉ giáo?
Đáp:
Tu Định Niệm Hơi Thở (hành động nội thân) và Định Chánh Niệm Tỉnh Giác (hành động ngoại thân) mỗi loại định 5' tu thay phiên đến 30' xả nghỉ, nếu tu kỹ thì không còn thất niệm.
Khi tu như vậy quá sức, nếu cố gắng ráng tu thêm một lần để không bị vọng tưởng thì đó là ức chế tâm, thành tu sai, rơi vào thiền ngoại đạo.
Con nên lui lại tu chừng 4 hoặc 3 phút thay phiên hai loại định, lui lại chừng nào con thấy không thất niệm thì lấy tiêu chuẩn đó mà tu tập cho tỉnh thức.
Khi lui lại như vậy thì thời gian tu con cũng bớt lại thay vì 30' con tu chừng 20' xả nghỉ hoặc 15' mà thôi.
Thà tu ít, có chất lượng cao hướng tâm ly dục ly ác pháp nhiều là tốt nhất.
Mục đích chính là tu tập làm sao có sức tỉnh thức ĐỂ XẢ TÂM chứ không tìm sự yên lặng không vọng tưởng.
Chỗ hết vọng tưởng chỉ là một trạng thái tỉnh thức mà thôi chẳng phải thiền định gì cả. Do sự xả tâm mà ta tìm thấy kết quả giải thoát nơi tâm ta, một tâm hồn thanh thản, an lạc, không biết hờn giận, cố chấp ai cả, tâm rộng mở như đất trời. Chỗ đó mới là thiền định của đạo Phật, chứ không phải chỗ hết vọng tưởng. Chỗ hết vọng là không vô biên xứ tưởng. Con nên lưu ý đừng để lọt vào tưởng định đó, vì xưa kia đức Phật đã ném bỏ như một chiếc giày rách mà không hề tiếc rẻ. Chỗ hết vọng tưởng chỉ là một trạng thái tỉnh thức mới đầu mà thôi chẳng phải thiền định con cần nên tránh, đừng để tu tập rơi vào đó.
Khi tu như vậy quá sức, nếu cố gắng ráng tu thêm một lần để không bị vọng tưởng thì đó là ức chế tâm, thành tu sai, rơi vào thiền ngoại đạo.
Con nên lui lại tu chừng 4 hoặc 3 phút thay phiên hai loại định, lui lại chừng nào con thấy không thất niệm thì lấy tiêu chuẩn đó mà tu tập cho tỉnh thức.
Khi lui lại như vậy thì thời gian tu con cũng bớt lại thay vì 30' con tu chừng 20' xả nghỉ hoặc 15' mà thôi.
Thà tu ít, có chất lượng cao hướng tâm ly dục ly ác pháp nhiều là tốt nhất.
Mục đích chính là tu tập làm sao có sức tỉnh thức ĐỂ XẢ TÂM chứ không tìm sự yên lặng không vọng tưởng.
Chỗ hết vọng tưởng chỉ là một trạng thái tỉnh thức mà thôi chẳng phải thiền định gì cả. Do sự xả tâm mà ta tìm thấy kết quả giải thoát nơi tâm ta, một tâm hồn thanh thản, an lạc, không biết hờn giận, cố chấp ai cả, tâm rộng mở như đất trời. Chỗ đó mới là thiền định của đạo Phật, chứ không phải chỗ hết vọng tưởng. Chỗ hết vọng là không vô biên xứ tưởng. Con nên lưu ý đừng để lọt vào tưởng định đó, vì xưa kia đức Phật đã ném bỏ như một chiếc giày rách mà không hề tiếc rẻ. Chỗ hết vọng tưởng chỉ là một trạng thái tỉnh thức mới đầu mà thôi chẳng phải thiền định con cần nên tránh, đừng để tu tập rơi vào đó.
No comments:
Post a Comment