Tuesday, February 27, 2018

THẦY TRẢ LỜI CHO CÔ PHƯỢNG




Và đây là tiếp tục cái phần của cô Phượng.

Kính bạch Thầy, con có duyên lành và phước báu nhiều đời nên con mới được gặp Thầy và cô Út cưu mang dạy con pháp tu của Thầy. Nhưng vì nghiệp của con nặng quá nên con bị bệnh tim mạch nặng con phải tạm về nhà.

Do trong cái vấn đề đó thì con nhớ kĩ về cái Định vô lậu. Cô Phượng, con nhớ kĩ là con phải đặt cái niệm thân của con, con mới quán xét tức là suy tư, có sự tư duy ở trong cái sự vô thường của thân con hiện giờ, rồi tất cả những cái thọ, cái bệnh đau của con con cũng quán xét như thế nào để con thấu rõ được cái vô thường đó. Thì càng ngày, cứ mỗi ngày con tu một lần, hai lần, ba lần, hay bốn lần thì mỗi ngày hai ba lần, bốn lần đó thì nhiều ngày nó sẽ thấm nhuần và nó chứng được cái lý vô thường. Cái lý mà khổ không vô ngã của nó rất là rõ ràng và cụ thể. Và từ đó con cũng sẽ thấy thanh thản trước khi mà cái thân này nó sẽ hủy hoại, tức là nó hoại diệt nó không còn nữa mà con vẫn thấy không còn bận tâm lo lắng nữa. Trước là con sẽ thấy cái tâm nó bất động ở trong các đối tượng, người ta nói nặng nói nhẹ hoặc làm cho con, cái thân của con phiền não, hoặc cái sự đau nhức ở trong thân con mà con thấy cái tâm nó thản nhiên, nó không còn bận tâm nữa thì tức là mình biết là cái tâm vô lậu. Nó cụ thể và nó rõ ràng nó thấy cái tâm của mình nó bất động là mình biết nó bất động hẳn hoài đàng hoàng.

Còn về cái phần mà con tìm cái nơi mà yên tịnh để tu thì ở đây nó tùy theo cái nhân duyên. Nó có nhân duyên thì mình mới tu được còn nó không có nhân duyên thì mình không tu được. Thật ra thì Thầy đã ẩn bóng rồi thì Thầy giao lại cái phần này cho cô Út tất cả. Cho nên Thầy, cô Út tùy theo các con thấy mà cái sự điều hành của cô Út quá vất vả, Thầy cũng không có cái ý gì ở trong cái vấn đề này được.

Do vì vậy đó thì con thấy rằng trong cái vấn đề mà tìm một cái nơi yên tịnh thì tu nó mới tốt chứ không thể nào mà sống trong một cái gia đình nhỏ rất nhỏ mà tám chín người ở mà tu hành rất là khó. Đó là cái duyên con không có đủ. Vì vậy mà nên tìm cái nơi nào cho nó yên tịnh rồi thường đặt cái niệm tu cái Định vô lậu thì may ra mới quét sạch trong những cái thân mà bệnh tật của con. Đó là những cái pháp mà con đặt để mà con tu để mà con giải quyết các lậu hoặc mà con đã thọ lấy cái nghiệp thân con quá nặng trong hiện giờ. Nếu mà có được cái nơi yên tịnh tốt mà nỗ lực tu hành thì trong 5 tháng hoặc 6 tháng mà chứng.

Nếu mà có cái nơi yên tịnh tốt mà nỗ lực tu hành mà trong năm tháng hoặc sáu tháng mà chứng được cái lý vô thường của cái thân rồi thì đương nhiên là con thấy cái tâm hồn của con thanh thản vô cùng, không còn sợ hãi trước cái thọ, trước cái bệnh tật của con. Nó lên máu hoặc là nó như thế nào con cũng chẳng ngại. Tất cả những cái điều đó làm cho thân tâm con rất an ổn.

Cho nên ở đây theo Thầy thiết nghĩ thì đó là cái duyên mà thôi. Tùy theo cái nhân duyên mà mình thực hiện trên con đường tu hành. Mà thiếu duyên thì chắc chắn là rất khó chớ không phải dễ. Muốn tu mà không có duyên thì chắc cũng không tu được. Cũng như bây giờ các con muốn gần Thầy nhưng mà cái giờ phút mà Thầy đã ẩn bóng thay vì Thầy sẽ nhập diệt chứ Thầy cũng không muốn sống thêm một ngày nào cho nó quá cực khổ. Do vì vậy, nhưng vì có một vài người tu hành, đệ tử của Thầy chưa tới nơi, họ chưa đủ khả năng mà có thể thay thế Thầy mà lãnh đạo để thắp lại cái ngọn đuốc của Phật pháp. Giáo án của Thầy tuy ra đời biết nói lên cái đúng cái sai của đạo Phật để cho người ta tỉnh táo biết được cái đường lối nào tu được và đường lối nào tu không được. Nhưng không có kinh nghiệm của một con người thực thì khi nhắm đến cái đường hướng này nhiều khi chúng ta rất là mờ mịt, cũng khó lắm chứ không phải dễ. Cho nên dù sao đi nữa Thầy ẩn bóng có nghĩa là Thầy luôn luôn chăm sóc cho những người đệ tử của Thầy. Họ đang còn một vài bước nữa mà họ sẽ hoàn tất được con đường tu hành của họ. Do vì vậy mà tiếp đến khi mà họ đã làm xong thì Thầy mới ra đi vĩnh viễn. Chứ còn bây giờ mà bỏ như vậy thì Phật pháp nó cũng mai một. Công lao của Thầy dựng lại, rốt cuộc rồi không có người có kinh nghiệm để cho mấy con thừa kế thì quá là uổng. Do vì vậy mà Thầy còn nán nán lại đây trong một vài năm để giúp cho các con tu hành thêm được một cái bước khá sâu hơn và có thể dạy người, đưa người khác đi đến cái chỗ an ổn nhất là làm chủ cái sống chết được - thì đó mới là đường lối của Phật.

Dù Thầy biết rằng cơ thể của mình mỗi ngày là một suy yếu. Vì nó là cái thân vô thường, nó là tứ đại thì không thể nào mà giữ nó được. Nếu mà giữ được thì Thầy sống cũng như chết. Nghĩa là Thầy muốn giữ nó bây giờ sống bao lâu đi nữa thì ít ra thì Thầy cũng phải có thời gian phải ngồi thiền nhập định, phải có thời gian dài. Chẳng hạn bây giờ Thầy tiếp các con trong một tuần lễ thì ít ra Thầy cũng phải nhập định ở trong một tuần. Còn đằng này ngày nào Thầy cũng nói, cũng thuyết giảng, cũng tiếp xúc với các con thế này thì cái thân của Thầy càng ngày nó lại hoại diệt mau hơn, nhanh hơn. Thầy phải hao tốn cái lực lượng nhiều hơn cho nên cái thân của Thầy nó mòn, nó tàn tạ mau hơn. Còn Thầy ngồi làm thinh từ ngày này sang ngày khác thì nó không có mòn. Cũng như một cái vật, một cái máy mà nó không có chạy mà nó nằm yên thì cái máy đó nó không mòn. Còn cái máy gì mà nó chạy thôi suốt ngày suốt đêm, nó chạy hoài thì thử hỏi nó phải mau mòn chứ.

Các con thấy như ban ngày thì sáng Thầy phải thuyết giảng cho quý thầy, chiều thì trả lời cho các con rồi nghe các con thu băng. Rồi tối thì Thầy phải soạn giáo án không lúc nào ngơi nghỉ. Cái máy của Thầy chạy nhiều quá thì nó phải hao, nó hư đi. Còn khi mà ngồi thiền nhập định thì như cái máy nó không có chạy, nó nằm yên. Cho nên một cái người có thể nói rằng họ ngủ suốt hai mươi năm thì họ không có già, hai mươi năm đó họ không có thay đổi. Cũng như một người nhập định suốt hai mươi năm thì cái cơ thể họ không có thay đổi, chỉ còn ở mức trong bắt đầu mới nhập định mà thôi.

Đó thì các con thấy rằng trong cái sự mà kéo dài cái tuổi thọ của người đó thì bằng cái cách thức thiền định thì nó phải phục hồi như vậy. Ít ra thì Thầy làm việc trong cái thời gian một ngày thì ít ra Thầy cũng phải nhập cái định tương ưng với nó là phải một ngày thì mới phục hồi lại cái sức khỏe Thầy được. Đằng này Thầy thì cái làm việc thì nó gấp năm mười lần, mà cái lúc ngồi lại yên tịnh để mà giữ cái thân của mình thì nó có một hai giờ hoặc ba mươi phút là cùng. Như vậy cái thân nó dễ mòn mỏi lắm. Và đồng thời Thầy thấy cái sức khỏe của mình cũng kém nhiều lắm. Nếu mà không cố gắng thì giờ này chắc Thầy không nói chuyện với mấy con được nhiều. Do bữa hôm nay Thầy sẽ trả lời cho mấy con. Các con còn cái chỗ nào nữa mà hỏi, đây cũng là những cái lúc mà trả lời những cái lời cuối cùng đối với các con.

(Băng số 57)

No comments:

Post a Comment

Sách nói: LỜI PHẬT DẠY - biên soạn: Thích Tánh Trí

Sách nói LỜI PHẬT DẠY do Đại đức Thích Tánh Trí biên soạn, qua hai giọng đọc phật tử Chúc Sen và Thiện Nghĩa. Ước nguyện LỜI PHẬT DẠY...