LỜI PHẬT DẠY
“Tâm phàm hay dao động
Khó chế khó nhiếp phục
Kẻ trí khiến tâm chánh
Như thợ khéo nắn tên”.
(Kinh Pháp Cú: III. Cittavagga. Phẩm Tâm)
“Tâm phàm hay dao động
Khó chế khó nhiếp phục
Kẻ trí khiến tâm chánh
Như thợ khéo nắn tên”.
(Kinh Pháp Cú: III. Cittavagga. Phẩm Tâm)
CHÚ GIẢI:
Người
tu hành theo Phật giáo ai cũng biết chế ngự tâm mình là một điều rất khó. Nhưng
khó, không có nghĩa là không chế ngự được, không làm được. Muốn nhiếp phục và
chế ngự được tâm thì phải tu tập những pháp môn nào?
1/
Muốn chế ngự tâm thì phải cố gắng giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh,
sống đúng oai nghi tế hạnh của bậc Thánh Tăng. Lấy giới luật làm khuôn phép sống
cho mình.
2/
Nhiếp phục tâm thì phải tu tập Bát Chánh Đạo. Bát Chánh đạo gồm
có: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn,
Chánh Niệm, Chánh Định.
Từ
Chánh kiến đến Chánh Tinh Tấn thuộc về Giới luật tu tập giai đoạn một. Giới luật
thì phải tu tập Tứ Chánh Cần. Tứ Chánh Cần gồm có bốn loại định:
1-
Chánh Niệm Tĩnh Giác
2-
Vô Lậu Định
3-
Sáng Suốt Định
4-
Định Niệm Hơi Thở gồm có 18 đề mục tu tập.
Chánh
Niệm thuộc về giới, tu tập giai đoạn hai gồm có: Tứ Niệm Xứ và Thân Hành Niệm.
Chánh
Định gồm có Bốn Thiền:
1-
Sơ Thiền
2-
Nhị Thiền
3-
Tam Thiền
4-
Tứ Thiền
Và
cuối cùng, thực hiện Tam Minh gồm có: Tứ Như Ý Túc. Tứ Như Ý Túc gồm có:
1.
Dục Như Ý Túc
2.
Tinh Tấn Như Ý Túc
3.
Định Như ý Túc
4.
Tuệ Như Ý Túc
Tất
cả các pháp trên đây, khi tu tập phải thiện xảo, linh động, khéo léo và trí tuệ
sáng tạo trạch pháp tác ý cho có hiệu quả mà trong bài kệ dạy: “Như thợ
khéo nắn tên”.
(Đường Về Xứ Phật, T6)
No comments:
Post a Comment