"Trong cuộc đời tu theo đạo Phật, LỚP CHÁNH KIẾN LÀ LỚP CĂN BẢN NHẤT, và cũng chính nó giúp cho đời sống của chúng ta được giải thoát.
Tu theo đạo Phật, MỤC ĐÍCH CỦA NÓ LÀ TRI KIẾN, SỰ HIỂU BIẾT CỦA CHÚNG TA GIÚP CHO CHÚNG TA GIẢI THOÁT CHO NÊN GỌI LÀ ĐỊNH VÔ LẬU. Phương pháp tu Định Vô Lậu là phương pháp triển khai tri kiến của chúng ta, dùng tư duy quán xét, suy nghĩ làm cho sự hiểu biết thấu suốt, rõ ràng, gọi là thiền quán, nên nó rất quan trọng. NẾU CHÚNG TA KHÔNG TRIỂN KHAI ĐƯỢC TRI KIẾN CỦA CHÚNG TA THÌ CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ CÓ GIẢI THOÁT.
Hầu hết từ xưa đến giờ người ta dạy chúng ta nhiếp tâm, an trú tâm, người ta dạy chúng ta hiểu biết lời Phật dạy chứ không có triển khai tri kiến của chúng ta trở thành có sự hiểu biết của chính mình.
Đạo Phật sắp xếp lớp Chánh Kiến là lớp đầu tiên để cho chúng ta TRIỂN KHAI ĐƯỢC TRI KIẾN CỦA CHÚNG TA ĐỂ THẤU SUỐT CÁI LÝ NHƯ THẬT CỦA CÁC PHÁP, nhờ thấu suốt cái lý như thật của các pháp chúng ta mới sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Cho nên, đạo Phật là đạo đức chứ không phải là một phương pháp để luyện tập có thần thông, phép tắc, biến hóa, tàng hình mà đạo Phật hướng tới đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, đó là hạnh phúc cho con người trên hành tinh này"
...
"Chúng ta biết rằng Đạo Phật có 8 lớp học, 3 cấp, NHƯNG CÁI LỚP ĐẦU TIÊN LÀ CHÁNH KIẾN. Hiện giờ ai cũng hiểu biết sơ sơ về Chánh Kiến của Phật, nhưng thâm sâu về lớp Chánh Kiến thì chưa ai thâm sâu. Do đó hôm nay Thầy mở cái lớp tu học này để giúp chúng ta bước vào cái lớp CĂN BẢN NHẤT ĐÓ LÀ CHÁNH KIẾN, NHÌN MỌI PHÁP, MỌI SỰ KIỆN XẢY RA TRƯỚC MẮT CHÚNG TA TRONG SỰ CHÂN THẬT, NHƯ THẬT, KHÔNG CÒN LẦM LẠC, KHÔNG CÒN MƠ HỒ, THẤY MỌI VẬT NHƯ THẬT, THÌ CHỪNG ĐÓ CHÚNG TA MỚI CÓ SỰ GIẢI THOÁT THẬT."
...
"Khi mấy con tu được là mấy con thắp lại ngọn đèn Phật pháp, làm sáng tỏ muôn phương giúp cho mọi người biết đường đi, các con hãy ráng. Nhiệm vụ trọng trách của các con rất nặng, còn cực khổ, đường đi phía trước còn nhiều gian khổ, không phải đơn giản. Nói thì dễ, nhưng làm không phải dễ, phải bền chí, phải gắng sức, phải vươn lên, đừng chùng bước trước những sự khó khăn nào, phải tập luyện âm thầm. Nghĩ rằng, người tu hành sẽ chuyển được nghiệp quả muôn đời, muôn kiếp của mình cho nên ngay trong giờ này, phút này, mấy con gặp nhiều khó khăn"
...
"Thầy nghĩ rằng, Đức Phật nói: “THẤY LỖI MÌNH, ĐỪNG THẤY LỖI NGƯỜI”. Câu nói thì nghe dễ, nhưng “thấy lỗi mình”, mình có lầm lỗi mình thấy điều là khó mấy con, nhiều khi mình làm lỗi mà mình không thấy lỗi, mình cứ thấy mình đúng. Cho nên câu nói đó khó, không phải dễ. Nói: “Đừng thấy lỗi người!” không có nghĩa là chúng ta là một người có Chánh tri kiến mà cái người làm sai chúng ta không thấy sao? Thấy chớ, nhưng mà chúng ta không bị dính mắc, không nói ra những sự sai của người khác, chứ chúng ta biết người đó làm sai."
...
"Hôm nay, Thầy ra công ngày đêm viết sách dựng lại những gì của Đạo Phật. Mấy con biết, Thầy thức đêm, thức khuya, nhiều khi trăn trở, nhìn thấy đệ tử của mình tu không được rất là đau lòng.
Mỗi khi mấy con tu mà gặp ác pháp, tâm mấy con phiền não sân lên, Thầy đau khổ vô cùng. Tại sao bờ bên kia mà mấy con không ở, mà lại ở bờ bên đây để đau khổ như vậy, cho nên Thầy rất khổ tâm, khổ tâm vô cùng. Các con biết, Thầy không khóc nhưng trăn trở lắm mấy con.
Thay vì nếu người đời người ta đổ biết bao nhiêu nước mắt khi thấy đệ tử của mình, một cơn ác pháp đến mà mấy con dằn không được, xả tâm không được mấy con tức giận, mấy con đau khổ. Thầy hiểu, nhưng biết làm sao cứu giúp mấy con được, vì phải tự mình cứu lấy chứ làm sao. CHO NÊN THẦY CHỈ IM LẶNG MÀ TRĂN TRỞ, LO LẮNG KHÔNG BIẾT PHẬT PHÁP NGÀY MAI SẼ RA SAO? Nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình khổ người sẽ đi về đâu, và loài người sẽ còn chịu biết bao nhiêu đau khổ nếu không sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả này. Chắc chắn điều đó không thể tránh khỏi!
Cho nên hôm nay, cái khóa tu này là vì cái sự đau khổ của tu sinh, mình là những người tu phải chứng thực sự thoát khổ này."
...
"Khi chúng ta đi kinh hành mà có một NIỆM XẸT mà chúng ta vẫn biết cảm giác bước đi của chúng ta rất rõ ràng, VẪN BIẾT NIỆM thì chúng ta mới đạt được CHẤT LƯỢNG NHIẾP TÂM THẬT TRONG BƯỚC ĐI TỈNH THỨC. NHƯNG CHÚNG TA CHƯA AN TRÚ VÌ CÒN NIỆM, MÀ MUỐN DIỆT HẾT CÁI NIỆM NÀY CHỈ CÓ ĐỊNH VÔ LẬU MỚI DIỆT NÓ. Cho nên cái sự mà người ta gọi là tu THIỀN QUÁN, TỨC LÀ DÙNG CÁI TƯ DUY, SUY NGHĨ CỦA CHÚNG TA ĐỂ CHO CÁC ÁC PHÁP KHÔNG TÁC ĐỘNG VÀO THÂN TÂM CHÚNG TA ĐƯỢC. Các dục không có sai khiến chúng ta được bằng cái sự hiểu biết của chúng ta, cho nên tất cả các niệm này sẽ không còn có tác động được nữa, là tại vì chúng ta ly dục ly ác pháp.
Ly dục ly ác pháp cho nên cuối cùng chúng ta ngồi tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ chúng ta tu Tứ Niệm Xứ mới dễ; còn NẾU CHÚNG TA KHÔNG TU ĐỊNH VÔ LẬU THÌ TU TỨ NIỆM XỨ RẤT KHÓ, KHÔNG BAO GIỜ ĐẠT ĐƯỢC CHẤT LƯỢNG SUNG MÃN TỨ NIỆM XỨ."
...
"Cho nên khi đi kinh hành chúng ta lắng nghe sự tỉnh thức của chúng ta, chúng ta biết rằng tất cả thời chúng ta tu đều cho chúng ta tỉnh thức, có niệm xen chúng ta biết rất rõ mà không mất bước đi, chúng ta biết chúng ta tỉnh thức, vậy chúng ta biết chúng ta nhiếp tâm được GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT.
GIAI ĐOẠN THỨ HAI, chúng ta vẫn thấy có niệm, thì chúng ta phải chuyển qua một pháp tu Định Vô Lậu. TẠI SAO CÓ CÁI ĐỊNH VÔ LẬU?
TẠI VÌ MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG TA TU LÀ LÀM SAO CHO HẾT LẬU HOẶC, KHÔNG CÒN LẬU HOẶC NỮA, MÀ HẾT LẬU HOẶC THÌ NÓ LÀ GIẢI THOÁT CHỨ CÓ GÌ? Cho nên cái quả gọi là A-la-hán tức là cái quả vô lậu, không có lậu mới là A-la-hán, còn người còn lậu hoặc là không bao giờ A-la-hán. Chữ A-la-hán có nghĩa là không lậu hoặc, cho nên NGƯỜI CHỨNG QUẢ A-LA-HÁN LÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ LẬU HOẶC.
Vậy thì cái ĐỊNH VÔ LẬU LÀM CHO CHÚNG TA KHÔNG CÓ LẬU HOẶC, CÁI ĐỊNH ĐÓ ĐƯA CHÚNG TA ĐI ĐẾN CỨU CÁNH, CHÚNG TA ĐI KINH HÀNH, NHIẾP TÂM, AN TRÚ TÂM THÌ CHẲNG QUA LÀ TRỢ GIÚP CHO CÁI ĐỊNH VÔ LẬU MÀ THÔI. Định Vô Lậu trợ giúp cho chúng ta tỉnh thức để mà chúng ta đi vào, an trú vào để chuyển đổi cái thọ khổ trên thân chúng ta. Chẳng hạn bây giờ Thầy ngồi đây, mà tâm thầy thanh thản, an lạc, vô sự không niệm nào xen vào, thì trên thân Thầy có cái bệnh đau nào, Thầy tác ý để dẫn bệnh đau đó, vẫn đẩy lui và không còn bệnh đau nữa. Đó là chúng ta đã vô lậu, cho nên khi mà chúng ta nhiếp tâm và an trú tâm trong một cái bước đi, hay hoặc là hơi thở chúng ta mà không còn niệm nào thì lúc bấy giờ thân chúng ta có đau nhức chỗ nào thì chúng ta tác ý, đẩy lui rất dễ dàng không có khó, gọi là an trú."
...
"VẬY MUỐN AN TRÚ THÌ CHÚNG TA PHẢI TU PHÁP NÀO ĐỂ AN TRÚ, THÌ CHÚNG TA TU ĐỊNH VÔ LẬU. Nhờ Định Vô Lậu quét sạch cho nên tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự, không niệm. Do đó chúng ta nhiếp vào bước đi thì nó không có niệm, và như vậy là rất tự nhiên không bị ức chế tâm, không bị căng đầu, đó là cách thức của Đạo Phật dạy chúng ta có pháp để đối trị.
NHỚ NHỮNG ĐIỀU THẦY DẠY MẤY CON SẼ TU KHÔNG SAI, CÒN KHÔNG NHỚ MẤY CON SẼ TU SAI VÀ BỊ ỨC CHẾ TÂM. Tôi tu không niệm nhưng vẫn bị ức chế là sai, tôi tu tôi không biết cách thức để quán xét xả tâm thì sai"
Tu theo đạo Phật, MỤC ĐÍCH CỦA NÓ LÀ TRI KIẾN, SỰ HIỂU BIẾT CỦA CHÚNG TA GIÚP CHO CHÚNG TA GIẢI THOÁT CHO NÊN GỌI LÀ ĐỊNH VÔ LẬU. Phương pháp tu Định Vô Lậu là phương pháp triển khai tri kiến của chúng ta, dùng tư duy quán xét, suy nghĩ làm cho sự hiểu biết thấu suốt, rõ ràng, gọi là thiền quán, nên nó rất quan trọng. NẾU CHÚNG TA KHÔNG TRIỂN KHAI ĐƯỢC TRI KIẾN CỦA CHÚNG TA THÌ CHÚNG TA KHÔNG BAO GIỜ CÓ GIẢI THOÁT.
Hầu hết từ xưa đến giờ người ta dạy chúng ta nhiếp tâm, an trú tâm, người ta dạy chúng ta hiểu biết lời Phật dạy chứ không có triển khai tri kiến của chúng ta trở thành có sự hiểu biết của chính mình.
Đạo Phật sắp xếp lớp Chánh Kiến là lớp đầu tiên để cho chúng ta TRIỂN KHAI ĐƯỢC TRI KIẾN CỦA CHÚNG TA ĐỂ THẤU SUỐT CÁI LÝ NHƯ THẬT CỦA CÁC PHÁP, nhờ thấu suốt cái lý như thật của các pháp chúng ta mới sống một đời sống đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Cho nên, đạo Phật là đạo đức chứ không phải là một phương pháp để luyện tập có thần thông, phép tắc, biến hóa, tàng hình mà đạo Phật hướng tới đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, đó là hạnh phúc cho con người trên hành tinh này"
...
"Chúng ta biết rằng Đạo Phật có 8 lớp học, 3 cấp, NHƯNG CÁI LỚP ĐẦU TIÊN LÀ CHÁNH KIẾN. Hiện giờ ai cũng hiểu biết sơ sơ về Chánh Kiến của Phật, nhưng thâm sâu về lớp Chánh Kiến thì chưa ai thâm sâu. Do đó hôm nay Thầy mở cái lớp tu học này để giúp chúng ta bước vào cái lớp CĂN BẢN NHẤT ĐÓ LÀ CHÁNH KIẾN, NHÌN MỌI PHÁP, MỌI SỰ KIỆN XẢY RA TRƯỚC MẮT CHÚNG TA TRONG SỰ CHÂN THẬT, NHƯ THẬT, KHÔNG CÒN LẦM LẠC, KHÔNG CÒN MƠ HỒ, THẤY MỌI VẬT NHƯ THẬT, THÌ CHỪNG ĐÓ CHÚNG TA MỚI CÓ SỰ GIẢI THOÁT THẬT."
...
"Khi mấy con tu được là mấy con thắp lại ngọn đèn Phật pháp, làm sáng tỏ muôn phương giúp cho mọi người biết đường đi, các con hãy ráng. Nhiệm vụ trọng trách của các con rất nặng, còn cực khổ, đường đi phía trước còn nhiều gian khổ, không phải đơn giản. Nói thì dễ, nhưng làm không phải dễ, phải bền chí, phải gắng sức, phải vươn lên, đừng chùng bước trước những sự khó khăn nào, phải tập luyện âm thầm. Nghĩ rằng, người tu hành sẽ chuyển được nghiệp quả muôn đời, muôn kiếp của mình cho nên ngay trong giờ này, phút này, mấy con gặp nhiều khó khăn"
...
"Thầy nghĩ rằng, Đức Phật nói: “THẤY LỖI MÌNH, ĐỪNG THẤY LỖI NGƯỜI”. Câu nói thì nghe dễ, nhưng “thấy lỗi mình”, mình có lầm lỗi mình thấy điều là khó mấy con, nhiều khi mình làm lỗi mà mình không thấy lỗi, mình cứ thấy mình đúng. Cho nên câu nói đó khó, không phải dễ. Nói: “Đừng thấy lỗi người!” không có nghĩa là chúng ta là một người có Chánh tri kiến mà cái người làm sai chúng ta không thấy sao? Thấy chớ, nhưng mà chúng ta không bị dính mắc, không nói ra những sự sai của người khác, chứ chúng ta biết người đó làm sai."
...
"Hôm nay, Thầy ra công ngày đêm viết sách dựng lại những gì của Đạo Phật. Mấy con biết, Thầy thức đêm, thức khuya, nhiều khi trăn trở, nhìn thấy đệ tử của mình tu không được rất là đau lòng.
Mỗi khi mấy con tu mà gặp ác pháp, tâm mấy con phiền não sân lên, Thầy đau khổ vô cùng. Tại sao bờ bên kia mà mấy con không ở, mà lại ở bờ bên đây để đau khổ như vậy, cho nên Thầy rất khổ tâm, khổ tâm vô cùng. Các con biết, Thầy không khóc nhưng trăn trở lắm mấy con.
Thay vì nếu người đời người ta đổ biết bao nhiêu nước mắt khi thấy đệ tử của mình, một cơn ác pháp đến mà mấy con dằn không được, xả tâm không được mấy con tức giận, mấy con đau khổ. Thầy hiểu, nhưng biết làm sao cứu giúp mấy con được, vì phải tự mình cứu lấy chứ làm sao. CHO NÊN THẦY CHỈ IM LẶNG MÀ TRĂN TRỞ, LO LẮNG KHÔNG BIẾT PHẬT PHÁP NGÀY MAI SẼ RA SAO? Nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình khổ người sẽ đi về đâu, và loài người sẽ còn chịu biết bao nhiêu đau khổ nếu không sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả này. Chắc chắn điều đó không thể tránh khỏi!
Cho nên hôm nay, cái khóa tu này là vì cái sự đau khổ của tu sinh, mình là những người tu phải chứng thực sự thoát khổ này."
...
"Khi chúng ta đi kinh hành mà có một NIỆM XẸT mà chúng ta vẫn biết cảm giác bước đi của chúng ta rất rõ ràng, VẪN BIẾT NIỆM thì chúng ta mới đạt được CHẤT LƯỢNG NHIẾP TÂM THẬT TRONG BƯỚC ĐI TỈNH THỨC. NHƯNG CHÚNG TA CHƯA AN TRÚ VÌ CÒN NIỆM, MÀ MUỐN DIỆT HẾT CÁI NIỆM NÀY CHỈ CÓ ĐỊNH VÔ LẬU MỚI DIỆT NÓ. Cho nên cái sự mà người ta gọi là tu THIỀN QUÁN, TỨC LÀ DÙNG CÁI TƯ DUY, SUY NGHĨ CỦA CHÚNG TA ĐỂ CHO CÁC ÁC PHÁP KHÔNG TÁC ĐỘNG VÀO THÂN TÂM CHÚNG TA ĐƯỢC. Các dục không có sai khiến chúng ta được bằng cái sự hiểu biết của chúng ta, cho nên tất cả các niệm này sẽ không còn có tác động được nữa, là tại vì chúng ta ly dục ly ác pháp.
Ly dục ly ác pháp cho nên cuối cùng chúng ta ngồi tâm thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ chúng ta tu Tứ Niệm Xứ mới dễ; còn NẾU CHÚNG TA KHÔNG TU ĐỊNH VÔ LẬU THÌ TU TỨ NIỆM XỨ RẤT KHÓ, KHÔNG BAO GIỜ ĐẠT ĐƯỢC CHẤT LƯỢNG SUNG MÃN TỨ NIỆM XỨ."
...
"Cho nên khi đi kinh hành chúng ta lắng nghe sự tỉnh thức của chúng ta, chúng ta biết rằng tất cả thời chúng ta tu đều cho chúng ta tỉnh thức, có niệm xen chúng ta biết rất rõ mà không mất bước đi, chúng ta biết chúng ta tỉnh thức, vậy chúng ta biết chúng ta nhiếp tâm được GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT.
GIAI ĐOẠN THỨ HAI, chúng ta vẫn thấy có niệm, thì chúng ta phải chuyển qua một pháp tu Định Vô Lậu. TẠI SAO CÓ CÁI ĐỊNH VÔ LẬU?
TẠI VÌ MỤC ĐÍCH CỦA CHÚNG TA TU LÀ LÀM SAO CHO HẾT LẬU HOẶC, KHÔNG CÒN LẬU HOẶC NỮA, MÀ HẾT LẬU HOẶC THÌ NÓ LÀ GIẢI THOÁT CHỨ CÓ GÌ? Cho nên cái quả gọi là A-la-hán tức là cái quả vô lậu, không có lậu mới là A-la-hán, còn người còn lậu hoặc là không bao giờ A-la-hán. Chữ A-la-hán có nghĩa là không lậu hoặc, cho nên NGƯỜI CHỨNG QUẢ A-LA-HÁN LÀ NGƯỜI KHÔNG CÓ LẬU HOẶC.
Vậy thì cái ĐỊNH VÔ LẬU LÀM CHO CHÚNG TA KHÔNG CÓ LẬU HOẶC, CÁI ĐỊNH ĐÓ ĐƯA CHÚNG TA ĐI ĐẾN CỨU CÁNH, CHÚNG TA ĐI KINH HÀNH, NHIẾP TÂM, AN TRÚ TÂM THÌ CHẲNG QUA LÀ TRỢ GIÚP CHO CÁI ĐỊNH VÔ LẬU MÀ THÔI. Định Vô Lậu trợ giúp cho chúng ta tỉnh thức để mà chúng ta đi vào, an trú vào để chuyển đổi cái thọ khổ trên thân chúng ta. Chẳng hạn bây giờ Thầy ngồi đây, mà tâm thầy thanh thản, an lạc, vô sự không niệm nào xen vào, thì trên thân Thầy có cái bệnh đau nào, Thầy tác ý để dẫn bệnh đau đó, vẫn đẩy lui và không còn bệnh đau nữa. Đó là chúng ta đã vô lậu, cho nên khi mà chúng ta nhiếp tâm và an trú tâm trong một cái bước đi, hay hoặc là hơi thở chúng ta mà không còn niệm nào thì lúc bấy giờ thân chúng ta có đau nhức chỗ nào thì chúng ta tác ý, đẩy lui rất dễ dàng không có khó, gọi là an trú."
...
"VẬY MUỐN AN TRÚ THÌ CHÚNG TA PHẢI TU PHÁP NÀO ĐỂ AN TRÚ, THÌ CHÚNG TA TU ĐỊNH VÔ LẬU. Nhờ Định Vô Lậu quét sạch cho nên tâm chúng ta thanh thản, an lạc, vô sự, không niệm. Do đó chúng ta nhiếp vào bước đi thì nó không có niệm, và như vậy là rất tự nhiên không bị ức chế tâm, không bị căng đầu, đó là cách thức của Đạo Phật dạy chúng ta có pháp để đối trị.
NHỚ NHỮNG ĐIỀU THẦY DẠY MẤY CON SẼ TU KHÔNG SAI, CÒN KHÔNG NHỚ MẤY CON SẼ TU SAI VÀ BỊ ỨC CHẾ TÂM. Tôi tu không niệm nhưng vẫn bị ức chế là sai, tôi tu tôi không biết cách thức để quán xét xả tâm thì sai"
Lời Thầy Thông Lạc dạy trong Lớp Chánh Kiến
Đọc đầy đủ tại: Khai Giảng Lớp Chánh Kiến
No comments:
Post a Comment