Chơn Như, ngày 14 tháng 1 năm 1999
Diệu Tâm II vấn đạo
Hỏi: Thưa Thầy! Hôm trước Thầy dạy: “Trạng thái tâm định tĩnh, thuần tịnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, không phiền não, không cấu uế, vững chắc, bình thản là trạng thái của Tứ Thiền”? Trạng thái này con thấy một phần chỉ về Định Niệm Hơi Thở và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác (tâm định tĩnh), còn phần lớn nặng về phần đức hạnh, Định Vô Lậu phải không thưa Thầy? Nếu như vậy là ngay từ bây giờ chúng con phải luyện rèn đức hạnh vô lậu cho nhuần nhuyễn theo hơi thở, chứ không phải tu hơi thở tới Tứ Thiền mới ở trạng thái này, phải không thưa Thầy?
Đáp: Đến bây giờ con mới hiểu được ý này là phải chịu mất bốn năm trời; nếu không hiểu được ý này, chắc chắn con phải mất thời gian nhiều hơn nữa mà còn lạc vào thiền của ngoại đạo, đã không giải thoát mà còn đến “khẩu đầu thiền”, tức là thiền tưởng, như Diệu Thiện.
Người tu thiền tâm đạt được định tĩnh, thuần tịnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng, không phiền não, không cấu uế, vững chắc và bình thản, thì người ấy luôn luôn sống trầm lặng, ít nói và không nói cho ai biết mình tu tập như thế nào?
Tâm người ấy thường quay vào trong nên không tham dự chuyện thiên hạ bên ngoài, nên thường sống một mình nhưng hòa hợp với mọi người, ai làm sao cũng được.
Bốn Thánh định đều do Định Vô Lậu mà nhập được, ngoài Định Vô Lậu không có định nào nhập được.
Định Niệm Hơi Thở và Định Chánh Niệm Tĩnh Giác chỉ là tu tập tỉnh thức để tâm thường ở trong chánh niệm để ngăn chặn và diệt tà niệm, tức là ly dục ly ác pháp.
Câu hỏi đến nay con mới hiểu đúng, từ lâu hiểu sai, tu tập sai thành ra mất thì giờ rất nhiều.
Nguồn: Thư viện Thầy Thông Lạc
No comments:
Post a Comment