Saturday, March 31, 2018

GIÁC NGỘ CHÂN LÝ



Chân lý là một trạng thái có sẵn trong tâm mọi người, mà người nào chưa tu cũng nhận ra nó không mấy khó khăn, chứ không phải đợi chúng ta tu rồi chúng ta mới nhận ra được chân lý. Cho nên đức Phật dạy chúng ta giác ngộ chân lý để rồi hộ trì và bảo vệ nó, cuối cùng chúng ta sống trong chân lý đó, tức là chúng ta đã chứng đạt chân lý. Có bốn chân lý: Khổ - Tập - Diệt - Đạo.
Diệt đế là một trạng thái không khổ. Vậy ngồi trước mặt Thầy, quý Phật tử hãy lắng lặng nghe tâm mình thanh thản, tức là nó không niệm gì hết; chúng ta ngồi mà nghe không mỏi mệt, không đau nhức thì đó là trạng thái của thân an lạc; và hiện giờ ngồi trước mặt Thầy không có ai làm một công việc gì hết, tư tưởng không suy nghĩ, không lo lắng một điều gì cả thì đó là vô sự. Quý Phật tử hãy lắng lặng và nghe tâm mình trong vài giây, 30 giây, … xem tâm mình có thanh thản, an lạc, vô sự không?
Mặc dù quý Phật tử chưa có tu tập gì nhưng vẫn có trạng thái đó, đó là sự thật. Nếu quý vị không có điều đó thì làm sao gọi là hộ trì, bảo vệ chân lý. Cho nên, đức Phật dạy chúng ta thấy trạng thái giải thoát hoàn toàn, mà hiện giờ chỉ có khoảng 30 giây, 1 phút không thể hơn được, mà hơn thì tâm chúng ta sẽ có 1 niệm do tâm tham sân si khởi lên làm cho tâm chúng ta không thanh thản, và thân chúng ta có 3 cảm thọ, thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ. Ngồi đây chúng ta chỉ trong vòng 5, 10 phút, hơn nữa thì mỏi mệt, tê, nhức chỗ này, đau chỗ kia, do đó cũng đâu làm cho an lạc được. Mà nếu ngồi như vậy mà không làm sự việc gì hết thì hôn trầm buồn ngủ sẽ  đến với quý vị, các vị sẽ bị gục xuống hay là cúi đầu nghiêng cổ mà ngủ. Khó quá!
Tại sao chân lý mà chúng ta sống đạt được như vậy, không kéo dài được như vậy là tại vì chúng ta chưa biết cách tu. Cho nên, muốn hộ trì và bảo vệ chân lý thì có Bát Chánh Đạo, tức là Đạo Đế, con đường tu tập để được chứng đạt trạng thái đó, để được sống trong trạng thái đó.
Cách thức xả tâm:
Ngồi lại yên lặng, nhắc: “Tâm thanh thản, an lạc, vô sự”, rồi ngồi chơi. Ngồi chơi không có nghĩa là ngồi nghĩ ngợi cái này, cái kia mà ngồi để xem cái tâm của mình nó nói cái gì, nó đang khởi gì đây? Nó chưa khởi nhưng mà nó sẽ khởi. Thì mình ngồi im lặng trong vòng 30 giây, 1 phút bắt đầu có 1 niệm khởi ra. Ta nhắc: “các pháp là vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta”, nếu là niệm ái kiết sử thì ta nhắc: “đây là ái kiết sử”, điểm mặt nó; nếu nó khởi ra những niệm lo lắng, những niệm buồn thì đây là nhân quả, chỗ này chỉ có tâm thanh thản, an lạc vô sự mà thôi, rồi giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự.
Trong khi giữ cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự thì các con thấy cái gì?
Thấy cái hơi thở thoi thóp thở ra, thở vô, nhưng mà có một niệm thì nó mất hơi thở liền tức khắc. Lúc bây giờ có một niệm thì mấy con xét thấy là nhân quả hay là ái kiết sử hay là một niệm chấp dính cái gì đó. Chấp dính gì? Ví dụ như: Hồi nãy quên bỏ 1 gói đồ ở nhà không biết người nhà có dẹp cất không? Nếu không dẹp cất thì sợ mất hoặc hư hao, cho nên từ đó cái tâm các con không yên, nhưng mà các con biết đây là nhân quả mất cũng được, còn cũng được, không lo, tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự, các con điểm mặt nó liền, đây là nhân quả mà.
Hay là đang ngồi thanh thản, an lạc, vô sự bổng nhớ cái bóp để quên trên phòng khách, trời phải chạy xuống, để mất sao? Đó là cái niệm nó khởi làm các con lo thì các con nói ngay, mất là nhân quả, không lo, tâm phải thanh thản, an lạc, vô sự. Nếu nhân quả không mất thì bây giờ để đâu cũng không mất, nếu nhân quả mất thì để trong tủ khóa lại chúng cũng lấy. Cho nên, tâm bất động, yên ổn, không lo cái này nữa. Xả tâm bằng cái hiểu biết của mình mà, bằng cái nhân quả mà.
Đó là cách thức xả niệm.
Bài giảng của Thầy Thông Lạc
Nguồn: Click

No comments:

Post a Comment

Sách nói: LỜI PHẬT DẠY - biên soạn: Thích Tánh Trí

Sách nói LỜI PHẬT DẠY do Đại đức Thích Tánh Trí biên soạn, qua hai giọng đọc phật tử Chúc Sen và Thiện Nghĩa. Ước nguyện LỜI PHẬT DẠY...