Monday, April 30, 2018

Muốn có tướng mạo xinh đẹp, phúc hậu hãy làm theo những lời Đức Phật dạy

Có thể bạn chưa biết, nhiều người sinh ra tướng mạo không xinh đẹp nhưng càng lớn, về già khuôn mặt càng phúc hậu quý phái.
Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm đẹp!
Khuôn mặt xinh đẹp là một loại phúc báo. Dù là phúc báo nào thì cũng có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến tuổi trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
Nhiều người hiền lành có khuôn mặt phúc hậu, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo thường có vẻ mặt hung dữ; rất nhiều phụ nữ trung niên lão niên có tính cách không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng là tướng bạc mệnh, khắc chồng. Thực ra, tướng mạo không phải cố định từ khi sinh ra, mà nó là kết quả của quá trình tu tâm và hành động lâu dài. Cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.
 Hình: Hoa hậu ăn chay Trương Thị May

Vậy nguồn gốc khuôn mặt tuổi thiếu niên, thanh niên ở đâu? Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da màu tóc, nhưng khuôn mặt dáng người cùng tiên thiên có quan hệ, mức độ xinh đẹp là dựa theo những đời trước mà bố trí.
Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.
Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc nhiều liền không còn thuận nữa.
Xin hãy tin rằng, tướng mạo là có thể từng bước thay đổi đấy! Nhất là một khuôn mặt xinh đẹp sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn, khiến người gặp bất tri bất giác sinh lòng mến mộ. Nhiều khi, xinh đẹp hay không, chính là từ tâm mà nhìn, “Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi” chính là đạo lý này, tức là nhìn người mình yêu càng nhìn càng thấy đẹp.
Gương mặt con người thay đổi theo năm tháng, muốn trở nên xinh đẹp dễ nhìn bạn hãy làm theo những lời Phật dạy sau đây
 
 
Một, người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lại nhận được càng nhiều. Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội là đủ!
Hai, người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu, nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là những người không có thành tựu gì.
Ba, người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình, những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.
Bốn, chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận. Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp được nhau, hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước, còn bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước, mang đến phiền muộn cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương. Vì vậy cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả
Năm, nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
Sáu, biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
Bảy, tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi).
Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Tám, nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.
Chín, kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy ngộ ngay bây giờ!


Theo: giadinhtiepthi.com

Saturday, April 28, 2018

TRIẾT HỌC, TÔN GIÁO VÀ CHÂN LÝ?




Muốn sống được ĐỨC TỪ TÂM, trước hết chúng ta phải hiểu và phân biệt cho rõ ràng về tôn giáo, triết học và chân lý của loài người.

Trước khi học đạo đức thương mình thì các bạn cần nên hiểu biết về chân lý sống của con người. Nói đến chân lý thì xin các bạn đừng hiểu lầm chân lý là triết lý, là tôn giáo, là khoa học, v.v..
Chân lý là một điều đã được xác định bản chất sự sống của loài người một cách cụ thể và thực tế, không cần phải thêm bớt, dù bất cứ ở thời nào, nó cũng hợp thời chứ không có lỗi thời. Những điều nói ra đúng như thật mới được gọi là chân lý, còn chưa đúng như thật thì không được gọi là chân lý. Loài người điên đảo vì những nỗi thống khổ của kiếp người, nên có nhiều nhà trí thức hiểu biết phát minh và đưa ra nhiều triết thuyết như: triết thuyết này, triết thuyết kia; tôn giáo này, tôn giáo kia. Mục đích đưa ra là để mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Nhưng họ không ngờ cho nên đã lầm lạc một chút, vì những triết thuyết và những tôn giáo của họ là tưởng tri, chứ không phải liễu tri. Họ tưởng rằng những triết thuyết và tôn giáo của họ sẽ đưa con người đi đến một cuộc sống hạnh phúc, an vui, nhưng nào ngờ nó đi ngược lại. Đi ngược lại, nên triết thuyết và tôn giáo thường hay sửa đổi và thêm bớt.

Khi đã đưa ra bao nhiêu triết thuyết, bao nhiêu tôn giáo thì loài người bị phân chia ra nhiều ý thức hệ, ra nhiều phe nhóm, ra nhiều tôn giáo, v.v.. Từ đó con người chấp chặt trên phe nhóm của mình, chấp chặt trên ý thức hệ tư tưởng triết lý về đời sống và về tôn giáo của mình. Từ sự chấp chặt đó, họ lại giày xéo, chà đạp lên nhau và đôi khi còn giết hại lẫn nhau. Giày xéo, chà đạp, giết hại lẫn nhau bằng ngôn ngữ, bằng mưu mô thủ đoạn xảo trá, bằng vũ lực để bảo vệ ý thức hệ; để bảo vệ tôn giáo; để bảo vệ quyền lợi phục vụ giai cấp của họ, v.v.. như trên chúng tôi đã nói[1].

Từ đó đạo đức nhân bản - nhân quả đã bị đánh mất. Ý thức hệ tôn giáo tranh chấp này càng ngày càng gay gắt hơn. Do đó họ lấy bản thân của họ để làm lá chắn, làm vật hy sinh cho ý thức hệ triết học và tôn giáo của họ, để luôn luôn chống đối lại ý thức hệ và tôn giáo của người khác. Trường hợp xảy ra ở bên nước Pháp ngày 14 tháng 7 năm... Thiên Chúa và Tin Lành. Ở nước Việt Nam cuộc đấu tranh của Phật giáo năm 1963. Trước cảnh phân chia tranh chấp, đấu tranh tôn giáo và các hệ tư tưởng triết học, khiến cho con người đã khổ đau lại còn khổ đau hơn, nên có một số người muốn hòa giải những sự tranh chấp ấy. Họ dung hợp những điểm tương đồng và bỏ lờ qua những điểm sai khác của các triết học và tôn giáo để hòa đồng lại các hệ tư tưởng triết học và các tư tưởng tôn giáo thành một khối. Lấy mục đích đỉnh cao của mọi tôn giáo và triết học cho rằng: Chỗ cuối cùng đều giống như nhau không khác.

Việc làm này cũng chẳng đi đến đâu lại sinh ra một tôn giáo mới “Hòa Đồng Tôn Giáo”. Với một cái tên... nghe rất kêu. Nhưng sự hoà đồng tôn giáo, sự thống nhất các hệ phái cũng chẳng giải quyết những nỗi khổ đau của con người. Đó cũng chỉ là cách hòa giải làm giảm bớt sự căng thẳng chống đối giữa các tôn giáo và giữa các hệ phái, để thực hiện những giấc mơ an ủi tinh thần trong thế giới siêu hình, chứ kỳ thực con người vẫn khổ và khổ mãi mãi.

Trên cuộc đời này lịch sử loài người về tôn giáo và triết học đã chứng minh cho chúng ta biết những cuộc đấu tranh đẫm máu tôn giáo và tư tưởng triết học rất là thảm khốc mà con người phải gánh chịu. Thật là đau lòng. Phải không hỡi các bạn?

Nhìn chung, về tôn giáo hay về triết học thì chưa có một tôn giáo nào hay một triết học nào là hoàn hảo, đúng đắn để đưa sự sống của con người và muôn loài thoát khổ.

Tham vọng của con người quá to lớn, lợi dụng tư tưởng tôn giáo này hay triết học kia rồi chắp vá manh mún để chia chẻ ra nhiều tôn giáo, ra nhiều hệ phái, ra nhiều ý thức hệ triết học, triết lý khác nhau để thỏa mãn danh lợi cá nhân bản thân họ. Nhưng nào ngờ với việc làm này thì tai họa sẽ giáng xuống đầu của loài người và muôn loài vạn vật. Bởi vì, con người hiện giờ chỉ còn biết ý thức hệ và tôn giáo của mình là trên hết như trên chúng tôi đã nói. Nên cuộc chiến tranh hận thù hủy diệt loài người cũng sẽ xuất phát từ nơi những tư tưởng hận thù ấy.

Từ những ý tốt để phục vụ sự an lành hạnh phúc cho loài người, nhưng ngược lại là đem sự đau khổ cho loài người nhiều hơn. Cho nên, các nhà tôn giáo, các nhà triết học phải sáng suốt nhận định cho đúng đắn, đừng vì danh, vì lợi mà thành lập tôn giáo này, tôn giáo nọ, hệ phái này, hệ phái nọ, triết học này, triết học nọ, mà gây chia rẽ, làm đau thương cho loài người.

Tôn giáo và triết học chưa hẳn là chân lý của loài người. Xin các bạn hãy nghiên cứu lịch sử về tôn giáo và triết học của loài người thì các bạn sẽ hiểu rõ hơn.

Vì lợi ích cho loài người, chúng ta là những nhà tôn giáo, là những nhà triết học, mỗi lần chúng ta muốn đưa ra một giáo pháp, một giáo điều, một triết lý nào đó thì chúng ta cần phải có đầy đủ kinh nghiệm và thấu suốt về bản chất đời sống của con người có áp dụng vào đời sống của họ được hay không? Nếu được thì giáo pháp, giáo điều và triết lý ấy sẽ không bị phản ứng ngược lại, không bị sống trong ảo tưởng, trừu tượng, mơ hồ hoặc không bị trở thành mê tín, dị đoan, v.v.. Do đó, nó đem lại sự an vui hạnh phúc cho loài người thật sự, thì giáo pháp, giáo điều và triết lý đó là chân lý, còn nếu chưa áp dụng được như vậy thì giáo lý, giáo điều và triết lý đó không phải là chân lý. Cho nên, chúng ta cần phải cân nhắc kỹ lưỡng rồi mới đưa ra. Nếu đưa ra thiếu sự cân nhắc kỹ lưỡng là tai hại rất lớn và làm cho loài người khổ đau nhiều hơn.

Các nhà làm tôn giáo và các triết gia đừng lấy con người làm thí nghiệm cho giáo lý, giáo điều và triết lý của mình. Con người vốn sinh ra quá khổ đau mà lại bị nhồi nhét thêm những loại tư tưởng tôn giáo, triết lý mơ hồ ảo giác, khiến cho nền đạo đức của con người bị mất đi. Vì thế, cuộc sống của con người càng khổ thêm thì rất tội cho họ. Biến đời sống của họ trở thành một đời sống mơ mộng, trừu tượng, ảo tưởng, sống không thực tế, sống mất tự chủ, sống chỉ nhờ vào tha lực của thần quyền ảo giác, rất uổng phí một đời người mà chẳng có lợi ích gì thiết thực cả. Khổ đau lại càng chồng chất khổ đau hơn.

Triết lý và tôn giáo chỉ là những phương thuốc mới chế tạo, mới đem ra thí nghiệm, nó chưa phải là một thứ thuốc đặc trị bệnh khổ đau của loài người. Vì thế, loài người uống nhầm thuốc thí nghiệm này đã không hết bệnh mà lại bệnh nhiều hơn (bệnh ảo tưởng, bệnh mê tín). Còn chân lý mới thật sự là một phương thuốc thần dược trị bệnh của nhân loại. Cho nên, muốn trị bệnh loài người thì phải biết rõ bệnh và thuốc trị của loài người. Loài người thường hay bệnh gì? Và thuốc gì để trị?

Tóm lại những giáo lý của các tôn giáo là những triết lý, nó chưa phải là chân lý. Do đó, nó chưa phải là một loại thuốc đặc trị bệnh khổ của con người. Vì thế, con người khi muốn ra khỏi sự đau khổ của kiếp người thì không nên vội tin chúng, cần phải quan tâm nghiên cứu tường tận các tôn giáo và triết học. Chúng không phải là chân lý của con người, có nghĩa chúng chưa phải là sự thật và cũng chưa đáp ứng được những nhu cầu tinh thần bình an và hạnh phúc cho loài người. Vì thế, muốn dùng thuốc triết học và tôn giáo thì phải cân nhắc kỹ lưỡng, đừng để “tiền mất tật mang”.

Nguồn: Đạo Đức Làm Người

Wednesday, April 25, 2018

Hệ lụy của TÂM KIÊU MẠN!



Tâm kiêu mạn còn sinh ra một khát vọng ghê gớm hơn, chính là tham vọng quyền lực. Đây cũng là một bản năng rất sâu kín của con người, rất nguy hiểm. Sở dĩ người ta muốn có quyền lực bởi vì quyền lực cho người ta được quyền quyết định số phận của người khác, được người khác phải vâng phục, sợ hãi, cung kính.

Để tranh giành quyền lực, con người đã tưới máu khắp cả hành tinh này. Ở mức độ tranh giành quyền lực nhỏ, người ta chỉ công kích nói xấu nhau chút đỉnh. Nhưng ở mức độ tranh giành quyền lực lớn như cỡ quốc gia, sự tình không hề đơn giản, người ta sẵn sàng giết nhau không thương tiếc.

Nếu thích người khác phải nghe lời mình, chúng ta cũng đang ngấm ngầm có tham vọng quyền lực rồi đấy. Người tu đúng thích nghe lời người khác để diệt bản ngã, nhất là được vâng lời những kẻ trí tuệ đạo hạnh thanh cao. Người không biết tu thì thích được người khác vâng lời mình. Đó là dấu hiệu của kiêu mạn, tham vọng, ngã chấp, và dĩ nhiên là tội lỗi.

Kiêu mạn tàn phá công đức, nhân cách

Ở mức độ thấp, kiêu mạn phá dần những đức tính tốt của mình, làm cho mình trở nên xấu đi. Ngay cái ý niệm tự cho mình hơn người khác cũng là xấu rồi.

Còn ở mức độ lớn, kiêu mạn lộ ra bên ngoài khiến ta làm nhiều chuyện ác độc, có thể đọa địa ngục về sau.

Kiêu mạn luôn dẫn đến ô nhiễm, đó là nguyên lý tuyệt đối đúng ! Ô nhiễm được biểu hiện ra 5 điều sau đây: Nóng nảy – Tham ái – Tham dục – tham vật chất – Chuộng hình thức
Thứ nhất là nóng nảy. Khi có ngã mạn, chúng ta thường nỗi nóng dễ dàng khi có chuyện trái ý nghịch lòng.

Không phải người tu lúc nào cũng xuề xòa buông xuôi thụ động, mà đôi khi phải có thái độ rõ rệt trước việc làm sai trái của người khác. Nhưng khi la rầy, người nỗi nóng và người không nỗi nóng khác nhau rất xa. Người trầm tĩnh có thể nghiêm mặt để buộc kẻ có lỗi phải biết sợ, nhưng trong lòng không bị “bốc hỏa”. Còn người nổi nóng thì tâm bị “vỡ”, có cảm giác bốc hỏa thật sự trong lòng. Thái độ người này sẽ có vẻ dữ, hung hăng, đôi khi lóc chóc, có thể làm người ta sợ nhưng không phục lắm.

Tâm khiêm hạ làm chúng ta bình tĩnh, và có uy, có thể im lặng nhìn mà vẫn làm kẻ có lỗi phải sợ. Tâm kiêu mạn làm chúng ta nổi nóng, kém uy đức, khiến người khác không phục lắm.

Thứ hai là tham ái. Thứ ba là tham dục. Tham ái và 2 tham dục khác nhau một chút.

Tham ái là tình cảm thương yêu giữa nam và nử. Tham dục là sự ham thích về nhục dục. Thông thường thì tham ái đưa đến tham dục, ví như nam nữ yêu nhau rồi tiến đến hôn nhân. Nhưng cũng có khi không cần tình cảm vẫn có tham dục, ví như những trường hợp mua bán dâm mà báo chí vẫn đăng tải.

Khi kiêu mạn tràn đầy thì tham dục và tham ái sẽ từ từ hiện diện, dù trước đó chúng ta giữ được trong sạch. Có những người tu luyện theo một tông phái đặc biệt có thể phát triển loại thần thông chữa bệnh, tiên tri, thay đổi hoàn cảnh. Nhưng vì không khéo giữ tâm khiêm hạ nên người này dần dần bị kiêu mạn chi phối. Và theo quy luật khắc nghiệt của tâm lý, kiêu mạn xuất hiện thì tham ái và tham dục sẽ nối theo.

Thứ tư là tham vật chất.
Trước kia chưa kiêu mạn, chúng ta có thể sống thanh bai giản dị, không cần vật chất nhiều, dễ dàng bố thí, sống bình an trong hiện tại, không bận tâm tới thiếu đủ của ngày mai, không thích tích lũy. Nhưng nếu có kiêu mạn hiện diện trong tâm, mọi cái sẽ từ từ thay đổi. Chúng ta sẽ cảm thấy tiền bạc là quan trọng, thích giàu có, tích lũy, tham lam. Đó chính là dấu hiệu của ô nhiễm.

Thứ năm là chuộng hình thức.
Khi còn khiêm hạ, chúng ta chỉ chú trọng nhiều vào nội dung thực chất, vào tâm hồn trí tuệ. Hình thức dĩ nhiên cũng cần phải có nhưng không được quan tâm nhiều. Ví dụ đối với ngôi chùa, ta sẽ quan tâm nhiều về việc tu học của đại chúng hơn là tô điểm cảnh quan; ví dụ đối với việc làm từ thiện, ta sẽ quan tâm đến người cần giúp hơn là phô bày.

Khi nào chúng ta còn giữ được tâm khiêm hạ thì 5 cái ô nhiễm này tạm thời tránh xa mình một chút. Một chút thôi chứ không phải mất luôn. Rồi đến khi nào tâm ta xuất hiện kiêu mạn thì 5 cái ô nhiễm này ập tới liền. Vì vậy người tu phải khéo léo giữ gìn tâm khiêm hạ suốt đời để đừng bị ô nhiễm xâm chiếm. Chúng ta phải cảnh giác thường xuyên đối với tâm kiêu mạn, phải làm sao nhanh chóng nhận ra ý niệm kiêu mạn ngay khi nó vừa mới manh mún. Cái khả năng nhanh chóng nhận ra ý niệm kiêu mạn ngay khi nó vừa mới manh mún chính là trí tuệ trong tri kiến. Tri kiến trong đạo Phật chính là khả năng kiểm soát tâm niệm sai lầm của mình; còn những hiểu biết kiến thức chỉ là nền tảng ban đầu mà thôi.
(Ai Đó)

LÀM CON Ở VIỆT NAM THẬT KHÓ



Cách đây hai tuần, tôi chứng kiến một người mẹ chở con đi học về, vừa chạy xe vừa chửi con té tát ầm cả đường.

Tới đầu một con hẻm nhỏ trên đường LCT, chị ta dừng xe nhất định đuổi con xuống. Nhiều người can ngăn nhưng chị ta càng gào thét như phát điên. Đuổi mãi con bé không chịu xuống, chị ta cầm luôn cái mũ bảo hiểm quật thẳng vào mặt cháu.

Hóa ra cháu gái suốt 7 năm luôn là học sinh giỏi, nhưng năm nay cháu bị tụt hạng khiến mẹ thất vọng. Chứng kiến vụ việc từ đầu đến cuối, tôi rùng mình.

Chỉ trong năm ngoái, liên tiếp 5, 6 vụ học sinh lớp 5 đến lớp 10 tự tử vì học sút, không đáp ứng được mong mỏi của cha mẹ.


Làm con bây giờ khổ quá!

Chưa tượng hình đã bị lựa chọn. Ra đời đúng giới tính cha mẹ muốn thì cha chu toàn, mẹ hớn hở. Chẳng may trái ý thì cha bỏ bê, mẹ âu sầu. Mà nào phải chỉ cha mẹ, còn cả dòng họ bên nội, bên ngoại... Bạn bè của cha thì sẵn sàng xếp nhau "chiếu trên" hay "chiếu dưới" vì vợ... không biết đẻ! Thành ra mới chào đời đã bị coi là công trình thất bại!

Hầu như chẳng cha mẹ nào ở xứ ta cả đời chưa từng phết đít con, quát mắng con, ép buộc con, thậm chí chửi rủa con. Có đủ cơ quan, đủ các bộ luật bảo vệ trẻ con nhưng xứ ta có tâm lý coi chuyện dạy con là chuyện riêng của mỗi gia đình, người khác không can thiệp. Thầy cô nhiều khi còn được phụ huynh nhờ đánh cho cháu nên người. Mới có chuyện những đứa bé bị cha mẹ đánh, đâm, đốt... Đến khi bé ngắc ngoải, dư luận mới ào lên phẫn nộ.

Nhiều gia đình còn nhờ thầy xem mạng đứa con có hạp không, đẻ nó ra cha mẹ làm ăn phát tài hay điêu đứng. Chẳng may bà mẹ đau bụng đẻ đúng giờ "xấu" thì ôi thôi đứa trẻ dè chừng: nó sẽ là nguyên nhân để cha mẹ cắng đắng nhau.

Lớn thêm vài tháng, vừa dứt sữa đã bị nhồi ăn. Chỉ vì nhồi con ăn cho đủ "chỉ tiêu", cả nhà thành đám xiếc: ba đánh trống thổi kèn, bà ngoại múa hát, con chạy mẹ đuổi theo khắp xóm, gặp ai cũng nhờ dọa cháu một tí để nó sợ há miệng ra. Mặc kệ đứa bé la khóc, đút được muỗng bột nào thì cả nhà vỗ tay như U.19 Việt Nam mới ghi bàn.

Lớn nữa thì nhồi học. Mờ sáng con ngủ gật sau lưng, mẹ mắt nhắm mắt mở chở đến trường. Chiều tối con gặm bánh mì mẹ hoa mắt chở con từ lớp học thêm nọ sang lớp học thêm kia. Tối mịt về tới nhà nếu con chưa lăn ra ngủ thì phải khảo bài với mẹ. Không đạt học sinh giỏi thì chết, cả trường cả lớp đứa nào cũng học sinh giỏi, con mình chỉ tiên tiến thì nhục lắm!

Lên cấp 3, chọn nghề theo cha mẹ. Cha mẹ muốn con học y thì dù con chỉ mê nhạc họa, vẫn phải trợn mắt lên học mà thi. Cãi thì cha quát mắng, mẹ nỉ non, nội ngoại chì chiết. Rồi lại "cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư".

Đi làm vài năm, cha mẹ ra tối hậu thư "Thèm cháu". Thế thì phải lấy chồng lấy vợ, mà phải lấy người cha mẹ ưng, nếu chống sau này khó sống!

Con mình sanh ra nhưng ở chung với ông bà thì xem như cha mẹ mất quyền dạy con. Nó là cục vàng của ông bà, đụng vô là sanh chuyện.

Vợ chồng muốn ly dị, cha mẹ xúm vô khuyên can, thôi ráng sống vì con.
Ô hay, lấy nhau thì vì cha mẹ, mà khi không sống được nữa thì lại phải vì con! Vậy còn đoạn nào là sống vì mình?

Thật, làm con thời này quá khổ!

Một người bạn của tôi một ngày bất ngờ cảm thán, cả đời bao nhiêu ước nguyện riêng tư không làm được vì phải chiều lòng cha mẹ. Đến khi trả xong nợ cho cha mẹ, nhìn lại đời sống cá nhân thì đã già mất rồi.

Đó không phải một dạng bạo hành tâm lý thì là gì?

Tôi cho rằng trở thành cha mẹ là một cấp độ trưởng thành, phải học, chuẩn bị và sẵn sàng sửa sai trong thực hành. Nên tự mình sống cuộc sống của mình và để con cái sống cuộc sống của nó. Hãy yêu đứa con, đừng coi nó là một mối "đầu tư". Đừng sống giùm con, cũng đừng bắt con phải thực hiện thay cha mẹ những mong muốn chưa thành. Đừng ngã giá với con về sự hy sinh của cha mẹ.

Khi cha mẹ biết yêu chính mình thì các bi kịch bạo hành trẻ con, dù ở mức độ nào, dù tâm lý hay thân thể, sẽ giảm.


FB: Kiến thức là vô tận 

Friday, April 20, 2018

ĐẠO ĐẾ

21. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế. Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tin tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tri kiến? Này các Tỷ kheo, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tri kiến.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này các tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tư duy.

Này các Tỷ kheo thế nào là Chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh ngữ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh nghiệp.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh mạng? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh mạng.

Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.

TẬP ĐẾ

19. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu?

 Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Ở đời cái tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các hương... ở đời các vị... ở đời các cảm xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời thân thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, à sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở thanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ... ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ai. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đây.

Ở đời sắc tầm ... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

DIỆT ĐẾ



20. Này các Tỷ kheo, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy).

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? Ở đời các sắc gì thân, các sắc gì ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy. Ở đời lỗ tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các mùi hương... ở đời các vị.. ở đời các xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở sanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ.. ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tàm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.

KHỔ ĐẾ

 


 


18. Và này các Tỷ kheo, thế nào Khổ Thánh đế? Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi. khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

Này các Tỷ kheo thế nào là sanh? Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sanh.

Này các Tỷ kheo, thế nào là già? Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này các Tỷ kheo, như vậy là già.

Này các Tỷ kheo, thế nào là chết?
Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là chết.

Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là sầu? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sầu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là bi? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác ; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là bi.

Này các Tỷ kheo, thế nào là khổ? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là khổ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là ưu? Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là ưu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là não? Này các Tỷ kheo, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là não.

Này các Tỷ kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Này các Tỷ kheo, như thế nào là tóm lại, Năm Thủ uẩn là khổ?
Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

Thursday, April 19, 2018

Ý NGHĨA BẢY KIẾT SỬ


Pháp thoại: Ý nghĩa Bảy kiết sử 1,2
Bài số: 02.08
Album: TRI KIẾN XẢ TÂM 02
Ngày cập nhật: 19/01/2014

Tuesday, April 17, 2018

THÂN THƯỜNG BỊ BỆNH




Câu hỏi của một Phật tử ở Mỹ

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thân thường bị bệnh là nghiệp gì? Phải làm sao thân không bệnh?

Đáp: Đã sinh làm người, làm loài động vật là đã mang thân nghiệp. Thân nghiệp tức là thân nhân quả. Thân nhân quả tùy theo nhân quả thiện ác mà thọ chịu quả khổ đau phiền não, giận hờn thương ghét, v.v.. nặng nhẹ hoặc thọ hưởng sự phước báo yên vui, an ổn, ít bệnh tật, ít tai nạn, v.v.. chứ không ai mang thân nhân quả nghiệp báo mà không đau khổ, mà không có an vui bao giờ. Thân thường bị bệnh là do nghiệp sát sanh tức là nguyên nhân giết hại và ăn thịt chúng sanh. Người có thân thường hay bị bệnh từ lúc mới sinh ra cho đến già sắp bỏ thân này là do kiếp trước giết hại và ăn thịt chúng sanh quá nhiều nên phải chịu trả quả báo thọ thân bệnh khổ đau liên miên như vậy.

Muốn thoát ra thân bệnh tật khổ đau và những tai nạn thì phải thọ Tam Quy Ngũ Giới. Thọ Tam Quy Ngũ Giới là phải giữ gìn đúng những lời Phật dạy thì mới có kết quả thân không còn bệnh tật và tai nạn nữa. Vậy Thọ Tam Quy Ngũ giới là gì? Và thọ bằng cách nào? Thọ Tam Quy tức là nương theo Phật, Pháp, Tăng. Nương theo Phật là phải sống như Phật; nương theo Pháp là phải sống đúng theo
lời dạy của Phật; nương theo Tăng là phải thân cận thiện hữu tri thức thường thưa hỏi và sống theo gương hạnh hòa hợp của những vị Tăng để hằng ngày sống trọn vẹn đạo đức nhân bản – nhân quả tự không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Đó là Quy Y Tam Bảo, con nên ghi nhớ.

Thọ ngũ giới là gì? Thọ ngũ giới là chấp nhận sống năm đức hạnh nhân bản - nhân quả tự không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Năm giới đức hạnh đó là:

1- Giới thứ nhất không giết hại và ăn thịt chúng sanh, đó là đức hiếu sinh tức là lòng thương yêu sự sống trên hành tinh này vậy.

. 2- Giới thứ hai không tham lam trộm cắp, cướp giựt, không lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho, đó là đức buông xả, đức thiểu dục tri túc tức là xả ly lòng không tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, từ bỏ lấy của không cho.

3- Giới thứ ba không tà dâm tức là đức chung thủy. Đức chung thủy là lòng thương yêu một vợ một chồng, không lang chạ với người khác. Đức chung thủy tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc chồng thương vợ, vợ thương chồng với một lòng thương yêu chân thật, một tình nghĩa keo sơn gắn bó. Sống đồng tịch đồng sàng, thác đồng quan đồng quách. Đây là một đạo đức gia đình mà mọi người trên thế gian này cần phải học và sống cho đúng để không làm khổ những người thân thương đầu áp tay gối của mình.

4- Giới thứ tư không nói dối tức là đức thành thật. Đức thành thật là một đức hạnh tạo cho mình có đầy đủ lòng tin đối với mọi người. Vì thế chuyện thấy nói thấy, chuyện không thấy nói không thấy; chuyện có nghe nói có nghe, chuyện không nghe nói chuyện không nghe, chứ thấy nói không thấy, chứ nghe nói không nghe là nói dối. Người không có đức hạnh thành thật thường đem chuyện của người này nói cho người khác nghe hoặc đem chuyện người khác nói cho người này nghe hoặc nói thêu dệt, nói lật lọng đều là những người thiếu đức thành thật và đức tôn trọng mình tôn trọng người.

5- Giới thứ năm không uống rượu, uống cà phê, không hút thuốc lá thuốc lào, thuốc phiện, v.v.. đó là đức minh mẫn. Đức minh mẫn là một đức hạnh sáng suốt. Đức minh mẫn sáng suốt là tự biết mình, làm chủ mình mình không để mình nghiện ngập rượu, thuốc lá, thuốc lào, cà phê, thuốc phiện, v.v.. Vì những loại xa xỉ này đem tai hại và khổ đau cho bản thân mình và gia đình mình như cha, mẹ, vợ, con.

Trong năm đức này người có thân bệnh cần phải giữ gìn cho trọn vẹn đừng vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm giới này thì ước nguyện thân bệnh tật sẽ được chuyển hóa và tiêu trừ. Khi giữ gìn năm giới trọn vẹn thì phải tu tập các pháp Thân Hành Niệm, Định Niệm Hơi Thở bằng cách dùng cánh tay đưa ra đưa vào và tác ý câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay ra, an tịnh thân hành tôi biết tôi đưa tay vô” tác ý xong liền đưa tay ra vô năm lần rồi tiếp tục tác ý như câu trên. Tu tập như vậy đúng 30’ xả nghỉ 30’ rồi lại tiếp tu tập lại nữa chừng nào hết bệnh mới thôi. Nếu người có duyên với hơi thở thì nên tu tập theo hơi thở và tác ý câu: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Nương theo hơi thở mà tu tập như vậy một thời gian thì bệnh sẽ được đẩy lui.

Trước khi tu tập hơi thở như vậy thì nên tác ý câu: “Thọ là vô thường cái bệnh nhức đầu (bệnh gì thì nên nói rõ tên bệnh ấy) này phải chấm dứt, phải rời khỏi thân ta”. Đó là một phương pháp chuyển nghiệp nhân quả tuyệt vời, nếu con tin tưởng thì hãy tu tập theo đúng lời dạy trên đây thì kết quả sẽ được như ước nguyện. Đạo Phật tu tập không những làm chủ bệnh tật mà còn làm chủ bốn sự khổ đau của kiếp người, đó là làm chủ sanh, già, bệnh, chết.

(Trích "Đường về xứ Phật - tập 8)

Monday, April 16, 2018

Pháp Tu Tâm Bất Động

Pháp thoại: Pháp Tu Tâm Bất Động 2
Bài số: 02
Album: Pháp Sơ Thiện 2017
Giảng ngày: 03/01/2017
Nơi giảng: Xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
Phật tử vấn đạo: Quý Phật tử 
Ngày cập nhật: 08/01/2017

Mười Hai Nhân Duyên - Đoạn Diệt Danh Sắc



Pháp thoại: Mười Hai Nhân Duyên - Đoạn Diệt Danh Sắc
Bài số: 26.12
Album: Tri Kiến Xả Tâm 26
Giảng ngày: 24/04/2016
Nơi giảng: Thôn Vĩnh Trường, Phường Lộc Vượng, TP Nam Định
Phật tử vấn đạo: Phật tử
Ngày cập nhật: 19/05/2016

ĐOẠN DIỆT DANH VÀ SẮC




Pháp thoại: Đoạn Diệt Danh Và Sắc
Album: Pháp Sơ Thiện 2018
Giảng ngày: 06/04/2018, nhằm ngày 21 tháng hai, năm Mậu Tuất
Nơi giảng: Quận Long Biên, thành phố Hà Nội
https://soundcloud.com/thichbaonguyen

Sunday, April 15, 2018

Lời dạy cặn kẽ


CHÚ GIẢI:
Trước khi muốn hiểu đoạn kinh này, thì chúng ta cần nên hiểu như thế nào cho đúng nghĩa lý của nó, để biết cách áp dụng vào cuộc sống hằng ngày thì mới mong thấy sự giải thoát. Nếu chúng ta không hiểu hoặc hiểu sai lệch, thì sự tu tập của chúng ta không có kết quả mà còn tai hại cho sức khoẻ.
I- Lời Phật dạy thứ nhất: “Tất cả pháp lấy dục làm căn bản”. Muốn hiểu biết cho thấu đáo thì cần phải hiểu các từ trước tiên. Vậy tất cả pháp nghĩa là gì? Danh từ “tất cả” thì các bạn đều hiểu nghĩa rồi, còn danh từ “PHÁP” thì các bạn phải hiểu như sau đây: Pháp gồm có ba phần:
1- Về vật chất;
2- Về tinh thần;
3- Về cảm thọ.
Về vật chất chỉ cho vạn hữu; về tinh thần chỉ cho tâm niệm; về các cảm thọ chỉ cho sự đau khổ của thân.
Trong đoạn kinh này, đức Phật đã xác định các pháp lấy gì làm gốc? Và biết gốc của các pháp để làm gì?
Như câu thứ nhất Phật dạy: “Tất cả pháp lấy dục làm căn bản”. Vậy dục và căn bản là gì? Dục là lòng ham muốn, sự ham muốn; căn bản là gốc rễ, cội nguồn. Giải nghĩa chung của cụm từ ngữ này là: Tất cả các pháp đều do gốc ham muốn sinh ra.
Chân lý Đạo Phật đã xác định và thấm nhuần lý “DỤC” này (Tập Đế), nên Ngài chủ trương ly dục, diệt dục. Vì dục là nguyên nhân sanh ra muôn thứ khổ đau trong cuộc đời này, hay nói cách khác là nơi tập hợp mọi sự khổ đau.
Chữ pháp ở đây nghĩa quá rộng rãi, nên các bạn nghi ngờ và tự hỏi: “Gốc cây kia cũng có dục nữa sao?”.
Hỏi như vậy, các bạn đã lầm, chỉ biết có loài động vật là có dục, còn loài thảo mộc là không dục. Loài thảo mộc vẫn có dục như loài động vật vậy. Các bạn có thấy một cây to lớn, tàn lá che phủ cây nhỏ không? Cây nhỏ nghiêng mình tránh tàn cây lớn, đó không phải là dục sao? Đổ một đống phân gần gốc cây, bao nhiêu rễ đều hướng về đống phân, như vậy cây cũng có dục chứ! Vì thế, đức Phật nói: “Tất cả pháp lấy dục làm căn bản”.
Vì vậy, nghĩa chữ “Pháp” rất rộng rãi, mênh mông, vô cùng, vô tận, nó chỉ cho vạn hữu và mọi sự việc, mọi tâm niệm đã khởi, mọi cảm thọ đang xảy ra trong đời sống hằng ngày của các bạn như trên đã nói. Bạn có biết chăng?
Tất cả pháp ở đây còn có nghĩa là tâm niệm, là các cảm thọ, là các pháp trần của bạn. Mỗi tâm niệm của bạn dù thiện (hữu lậu) hay ác khởi lên đều do dục cả. Vì vậy, đức Phật xác định:“Tất cả pháp lấy dục làm căn bản”. Thấu hiểu nghĩa như vậy, nên lúc tu tập Tứ Niệm Xứ giai đoạn đầu (Tứ Chánh Cần), khi có một niệm khởi, thì chúng ta dùng Chánh Tư Duy quán xét niệm ấy tận cùng, và biết ngay niệm ấy sinh ra đều do gốc dục. Mục đích tư duy quán sát là để KHÔNG LÀM THEO DỤC; không làm theo dục tức là ly dục.
Thưa các bạn! Như các bạn đã biết, “dục” là nguyên nhân sinh ra muôn thứ đau khổ (Tập Đế). Vì thế, khi có một niệm khởi lên trong tâm, là mau mau quán sát tư duy đuổi ra cho khỏi tâm, nói cách khác là không làm theo tâm dục, là ly dục.
Các bạn nên lưu ý: Chỉ có tâm thanh thản, an lạc và vô sự (thiện vô lậu), hay nói cách khác là tâm không phóng dật, TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT LÀ TÂM KHÔNG CÓ DỤC, ngoài ra tất cả mọi pháp nào, dù thiện hữu lậu hay ác đều do gốc dục sinh ra cả. Cho nên, người tu sĩ và người cư sĩ lúc nào cũng cần đề cao cảnh giác từng niệm, cũng như lúc tâm không niệm, vì tâm không niệm nhưng thân lại có niệm. Vậy niệm của thân là gì?
Như đã nói ở trên: đau nhức, ngứa ngáy, mệt mỏi, tức lói, v.v… là niệm của thân các bạn ạ! Những pháp này xảy ra trên thân cũng đều do gốc dục cả. Khi thân bị đau nhức thì các bạn đừng sợ hãi. Bởi vì đức Phật bảo: Tất cả các cảm thọ đều vô thường, vô ngã, không phải là ta, không phải của ta. Vậy cảm thọ không phải là ta, là của ta; tính chất của nó vô thường, vô ngã thì ta sợ gì. Phải không hỡi các bạn?
Khi chúng ta biết rõ được gốc của các pháp là dục, nhưng gốc dục không phải là ta, là của ta, thì ta làm gì mà sợ hãi. Mặc kệ nó; nó có làm gì được ta đâu mà sợ, vì ta với nó là hai kẻ xa lạ. Khi hiểu rõ được gốc dục như vậy, thì tất cả sự đau khổ trong ta đều được hoá giải, khiến cho ta hoàn toàn sống an vui và hạnh phúc. Vậy, biết gốc của các pháp thì đỡ chúng ta biết mấy. Nhưng chúng ta cũng phải biết cách đuổi các pháp ác đó đi, để thân tâm chúng ta lúc nào cũng được an vui, thanh thản. Vậy đuổi nó bằng cách nào đây?
Chúng ta chỉ cần tác ý: “Tâm thanh thản, an lạc và vô sự, đừng sợ cảm thọ; nó không phải là ta, của ta; nó là người xa lạ. Hãy đi, đi! Không được ở trong thân ta”, hoặc ta tác ý như sau: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”,hoặc: “Thọ phải đi, đi! Thân phải an tịnh. Tôi biết tôi đang đi kinh hành”.
Các bạn cứ nhớ kỹ, luôn bám cho thật chặt vào hơi thở hoặc thân hành ngoại thì cảm thọ sẽ đi mất. Cảm thọ đi mất tức là dục đi mất. Cảm thọ dục ở chỗ nào? Dục ở chỗ đau gọi là dục đau. Cho nên, hết dục là hết đau, tức là lìa gốc dục của các pháp. Cho nên “tất cả pháp lấy dục làm căn bản”.
***
II- Lời Phật dạy thứ hai: “Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi”. Trong lời dạy này, chúng ta có cơ sở để hiểu biết danh từ “tất cả pháp” là nghĩa gì? Ở đây, đức Phật đã dạy tất cả pháp là tâm niệm của chúng ta. Tại sao chúng ta lại biết chắc như vậy?
Bởi vì, trong lời dạy thứ hai đức Phật đã xác định rõ ràng: “Tác ý làm sanh khởi”. Tác ý là pháp thuộc về ý thức. Pháp thuộc về ý thức tức là tâm niệm, ý niệm. Mỗi niệm trong tâm là mỗi pháp. Cho nên, mỗi niệm trong tâm đều lấy tác ý làm sanh khởi. Tác ý có hai cách:
1- Tác ý sinh khởi ác pháp;
2- Tác ý sinh khởi thiện pháp.
Tác ý sinh khởi ác pháp là tác ý dục tham, dục sân, dục si…
Tác ý sinh khởi thiện pháp là tác ý ly dục tham, ly dục sân, ly dục si…
Cho nên, người tu hành theo Phật giáo để cầu sự giải thoát thì không bao giờ tác ý dục tham, dục sân, dục si… Đây là những pháp đau khổ; là con đường dẫn đến khổ đau; là con đường đưa đến địa ngục. Do đó, người tu hành cần phải ngăn chặn và chấm dứt con đường này, chỉ tác ý ly dục tham, ly dục sân, ly dục si… Đây là pháp thiện, là pháp chấm dứt sự đau khổ, đây là con đường giải thoát chân chánh của Phật giáo. Các bạn cứ suy ngẫm có đúng như vậy không?
Bởi vì tác ý mà khổ đau sinh khởi đến với chúng ta, và cũng do tác ý mà hạnh phúc, an vui, vĩnh cửu đến với chúng ta. Thế chỉ có một pháp tác ý mà sinh khởi hai góc độ như vậy, thì chúng ta hãy chọn góc độ nào để tác ý đem đến sự an lạc, yên vui. Phải không các bạn?
Hay nói cách khác theo kinh Pháp Cú:
“Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”
–o0o–
“Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình”
(Kinh Pháp Cú)
Từ một câu kinh ngắn gọn: “Tất cả pháp lấy tác ý làm sanh khởi”. Biến thành một pháp tu tập tuyệt vời mà kết quả giải thoát thật sự, như lời đức Phật đã nói: “Pháp Ta không có thời gian, đến để mà thấy…”
Cho nên, người tu hành mà không hiểu nghĩa lý kinh, không thông pháp tu hành thì cũng giống như người mù dò gậy mà đi đường. Nếu thông được pháp NHƯ LÝ TÁC Ý thì các bạn đã chủ động được thân tâm mình, dẫn nó vào sự an ổn và hạnh phúc thì cuộc sống là Thiên Đàng.
Con đường tu hành theo Phật giáo hạnh phúc giải thoát là như vậy, các bạn còn mong cầu gì hơn nữa. Phải không hỡi các bạn?
***
III- Lời Phật dạy thứ ba: “Tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi”. Trước khi muốn hiểu lời dạy này, thì chúng ta phải hiểu nghĩa của các từ. Vậy nghĩa “tất cả pháp” và “XÚC” là gì?
Tất cả pháp ở đây có nghĩa là sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, chứ không phải tâm niệm như nghĩa ở trên. Cùng một từ giống nhau, mà khi dùng chỗ này thì nghĩa như thế này, nhưng khi dùng chỗ khác thì nghĩa lại khác. Cho nên đối với Phật pháp, có thực hành đến nơi đến chốn mới hiểu rõ nghĩa. Còn thực hành chưa đến nơi đến chốn, cũng như các học giả mà hiểu kinh sách Phật thì làm sao hiểu đúng cho được. Phải không hỡi các bạn?
Vì thế, hầu hết kinh sách Đại thừa hiện giờ là kinh sách kiến giải của các Tổ tu hành chưa đúng với pháp môn của Phật, nên lý luận tưởng.
Sáu trần này xúc chạm với sáu căn sinh ra các cảm thọ; các cảm thọ sinh ra ái dục. Do ái dục con người mới sinh ra dính mắc; do sự dính mắc các pháp trần nên con người mới chịu nhiều cay đắng, phiền não, đau khổ và tật bệnh, v.v…
Bởi ái dục không phải tự nó có mà do sáu căn, sáu trần xúc chạm vào nhau sinh ra cảm thọ, do cảm thọ mới có ái. Do biết những điều này, nên người tu theo Phật giáo phải ly dục, ly ác pháp. Nếu muốn ly dục, ly ác pháp mà không phòng hộ sáu căn, cứ mãi để tiếp xúc sáu trần thì người ấy có tu muôn ngàn kiếp cũng chẳng ly dục, ly ác pháp được, bởi “tất cả pháp lấy xúc làm tập khởi”. Do gốc này sinh ra dục, mà không sống độc cư thì có tu tập pháp gì cũng phí công vô ích mà thôi, bởi vì chính ĐỘC CƯ LÀ PHÁP PHÒNG HỘ SÁU CĂN.
Có nhiều bạn đã về tu tập tại Tu Viện Chơn Như, vì không giữ gìn hạnh độc cư này, nên tu hành chẳng ra gì, khi ra khỏi Tu Viện không thấy lỗi mình lại nói xấu, nói lỗi của Tu Viện, tạo ra ác nghiệp. Những người này đã tự làm mất duyên tu hành giải thoát, chỉ còn khoác lác vọng ngữ, để rồi họ sẽ gặt lấy những nghiệp quả ghê gớm trong những ngày tháng còn lại của những người vong ân, bội nghĩa.
***
IV- Lời Phật dạy thứ tư: “Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ”. Lời dạy này nói đến chỗ quy tụ tập hợp của các pháp là cảm thọ. Cảm thọ gồm có ba phần:
1- Thọ lạc;
2- Thọ khổ;
3- Thọ bất lạc, bất khổ.
“Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ”. Dù tham, sân, si, ngã, vô ngã hay nhân quả… đều lấy thọ làm chỗ quy tụ. Muốn cho các pháp không còn quy tụ thì phải ngăn ngừa không cho sáu trần xúc chạm với sáu căn. Và nếu giữ gìn không kỹ lưỡng, lỡ sáu trần xúc chạm với sáu căn sinh ra các cảm thọ, thì chúng ta cố gắng GIỮ TÂM KHÔNG HỀ DAO ĐỘNG trước ba cảm thọ này. Do biết ngăn ngừa và giữ gìn tâm như vậy thì đó là tu tập ly dục, ly ác pháp. Tu tập ly dục ly ác pháp tức tu tập thiền của Phật giáo (Ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền, do ly dục sinh hỷ lạc). Thiền của Phật giáo tu tập như vậy, thế mà có những pháp tu tập thiền ngồi như con cóc; lại có những pháp tu tập thiền tưởng, ngồi tư tư tưởng tưởng thế giới siêu hình… mà cũng mạo nhận pháp thiền của Phật.
Còn ở đây, cần biết chỗ quy tụ của các pháp để ngăn và diệt, nên lời dạy này khiến cho chúng ta rõ cội nguồn quy tụ của các pháp. Nhờ biết rõ như vậy, nên thân tâm chẳng hề dao động trước các ác pháp và các cảm thọ. Nếu thân tâm không hề dao động sợ hãi là đã đạt được mục đích giải thoát của Phật giáo, chứ đâu phải cần nhập định này, định nọ để làm gì, và đôi khi tu sai lệch ức chế tâm còn bị bệnh tật và rối loạn thần kinh trở thành điên khùng.
Thưa các bạn! Trên đường tu tập theo Phật giáo các bạn nên nhớ câu này: “Tất cả pháp lấy thọ làm chỗ quy tụ”. Đừng quên các bạn nhé! Nó là pháp môn tu hành ngăn ác, diệt ác tuyệt vời.
***
V- Lời Phật dạy thứ năm: “Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ”. Ở đây, chúng ta phải hiểu những danh từ này. Vậy “ĐỊNH” nghĩa là gì?
“Định” nghĩa là tâm thanh tịnh, tâm ly dục, ly ác pháp; định là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; định là tâm không tham, sân, si, mạn, nghi; định là tâm thanh thản, an lạc và vô sự; định là tâm không phóng dật. Các bạn nên lưu ý Định của Phật giáo không giống Định của ngoại đạo. Định của ngoại đạo cho tâm không vọng tưởng là định.
“Thượng thủ” nghĩa là gì? Nghĩa là đứng đầu. Nghĩa chung của câu này là tất cả pháp lấy tâm không phóng dật làm pháp đứng đầu. Nói cách khác cho dễ hiểu hơn: TÂM KHÔNG PHÓNG DẬT là pháp đứng đầu trong mọi pháp.
Đến đây, chúng ta đã hiểu pháp mà chúng ta cần tu cho đạt được là pháp tâm không phóng dật. Vậy, các bạn tu như thế nào để tâm không phóng dật?
Xin các bạn lưu ý điều này: Tâm không phóng dật không phải là tâm chẳng niệm thiện, niệm ác. Tâm không phóng dật là tâm do ly dục, ly bất thiện pháp; tức là TÂM LÌA THAM, SÂN, SI, MẠN, NGHI. Biết lấy tâm không phóng dật làm mục đích để nhắm đến cứu kính Niết Bàn, thì sự tu tập mới thấy kết quả giải thoát khả quan.
Các bạn nên luôn nhớ câu này: “Tất cả pháp lấy định làm thượng thủ”. Dù các bạn tu hành pháp môn nào, cũng phải nhớ pháp đứng đầu trong các pháp là tâm không phóng dật.
***
VI- Lời Phật dạy thứ sáu: “Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng”. Muốn hiểu nghĩa của lời dạy này thì chúng ta phải hiểu danh từ “NIỆM” nghĩa là gì? “Tăng Thượng” nghĩa là gì?
Niệm là ý niệm; tăng là giới luật; thượng là thanh tịnh. Trong đạo Phật nói đến Tăng là nói đến Giới luật. Tăng thượng là giới luật nghiêm chỉnh. Cho nên, nghĩa chung của lời dạy này:“Tất cả pháp lấy ý niệm sống đúng giới luật không hề vi phạm”.
Người mới vào tu theo Phật giáo thì phải được học và tu tập pháp môn thứ nhất, đó là pháp Tăng Thượng Tâm, tức là lấy ý thức tu tập Giới luật.
Bây giờ, các bạn đã hiểu lời dạy này: “Tất cả pháp lấy niệm làm tăng thượng”. Khi mới vào tu tập theo giáo pháp của đức Phật là lấy ý thức (niệm) tu tập. Bởi vì ý thức là pháp dẫn đầu ly dục ly ác pháp. Do ly dục, ly ác pháp mà giới luật được nghiêm chỉnh. Giới luật là thiện pháp; Giới luật là Thánh hạnh (hạnh không làm khổ mình, khổ người). Kinh Pháp Cú có bài kệ xác định được việc tu hành tác ý này:
“Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư ô nhiễm
Khổ não sẽ theo ta
Như xe theo vật kéo”
–o0o–
“Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
Nếu nói hay hành động
Với tâm tư thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình”
***
VII- Lời dạy thứ bảy của đức Phật: “Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng”. Trước khi muốn hiểu nghĩa câu này, thì chúng ta phải hiểu từng danh từ của nó. Vậy “TUỆ” và “Tối Thượng” nghĩa là gì?
Tuệ là trí tuệ Tam Minh. Trí tuệ Tam Minh là một trí tuệ hiểu biết, siêu không gian và thời gian. Tối thượng là cao thượng nhất. Nghĩa của toàn câu này là tất cả pháp lấy trí tuệ Tam Minh làm pháp cao thượng nhất, không có pháp nào cao hơn được. Qua lời dạy trên đây, người tu hành theo Phật giáo phải đạt cho được trí tuệ Tam Minh để thực hiện Lậu Tận Minh thì chấm dứt luân hồi. Do đó, chúng ta phải hiểu Tam Minh là pháp tối thượng trong Phật giáo.
Trong Phật giáo ai cũng biết có ba cấp tu học: Giới, Định, Tuệ. Tuệ là cấp tu học vô lậu thứ ba, sau cùng của Phật giáo, cho nên đức Phật dạy: “Tất cả pháp lấy tuệ làm tối thượng”. Đúng vậy, tất cả pháp chỉ có lấy tuệ làm pháp tối thượng giải thoát duy nhất.
Xin các bạn lưu ý: Đạo Phật là đạo giác ngộ. Vậy cái gì giác ngộ và giác ngộ cái gì?
Xin trả lời các bạn câu hỏi thứ nhất: Đó là trí tuệ. Nhưng trí tuệ từ đâu có?
Thưa các bạn, mọi vật sinh ra đều có trí tuệ, nhưng trí tuệ ấy còn hạn hẹp trong mỗi lốt nghiệp của vạn vật ấy. Trí tuệ ấy được nâng cấp lên theo từng thân nghiệp của chúng. Trí tuệ ấy được phát triển từ học hỏi, từ tu tập mà có, nhưng các bạn phải hiểu trí tuệ là gì?
Trí tuệ là sự hiểu biết.
Như trên đã nói: “Mọi vật sinh ra đều có trí tuệ”. Vậy, rong rêu, cây cỏ có trí tuệ hay không?
Thưa các bạn! Cây cỏ, rong rêu đều có trí tuệ, nhưng làm sao chúng ta biết có trí tuệ?
Cây cỏ cằn cỗi, héo úa, tàn phai khi khô nước, thiếu phân; cây cỏ biết tìm ánh sáng mặt trời để sống. Phải không hỡi các bạn?
Còn loài động vật thì chúng ta khỏi nói, vì chúng đều có trí tuệ cả. Nhưng trí tuệ có nhiều cấp bực tuỳ thuộc vào nghiệp của mọi loài, mọi đặc tướng, mọi nhân tướng, mọi hành tướng.
– Trí tuệ gồm có bảy:
1- Trí tuệ do ý thức;
2- Trí tuệ do tưởng thức;
3- Trí tuệ do tâm thức;
4- Trí tuệ vô học;
5- Trí tuệ hữu học;
6- Trí tuệ thiện;
7- Trí tuệ ác.
– Tuệ gồm có sáu:
1- Đức tuệ;
2- Hạnh tuệ;
3- Trực tuệ;
4- Thắng tuệ
5- Liễu tuệ;
6- Liệt tuệ.
Trí tuệ và Tuệ cộng lại là 13 tuệ, như vậy, một người không tu hành chỉ có sáu Trí tuệ và một Tuệ, còn người tu hành chứng đạo mới có đủ 13 tuệ.
1- Trí tuệ do ý thức là gì? Trí tuệ do ý thức là tri kiến; tri kiến là sự hiểu biết của ý thức. Ý thức là một trong nhóm sáu thức: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của sắc uẩn.
2- Trí tuệ do tưởng thức là gì? Trí tuệ do tưởng thức là tưởng kiến. Tưởng kiến là sự hiểu biết của tưởng thức. Tưởng thức là sự hiểu biết của tưởng uẩn (sự hiểu biết trong chiêm bao).
3- Trí tuệ do tâm thức là gì? Trí tuệ do tâm thức là sự hiểu biết của thức uẩn, sự hiểu biết của thức uẩn tức là trí tuệ Tam Minh. Trí tuệ Tam Minh là trí tuệ phi không gian và thời gian, còn gọi là trí tuệ vô lậu, Trí tuệ vô lậu là trí tuệ của bậc đã chứng quả A La Hán, gọi tắt là trí tuệ A La Hán.
4- Trí tuệ vô học là gì? Trí tuệ vô học là ý thức hiểu biết không cần vay mượn những sự hiểu biết của người khác như học tập trong sách vở, kinh tạng, v.v… Nói trí tuệ vô học, chứ kỳ thật trí tuệ đó thường bắt chước sự hiểu biết của người khác. Ví dụ: một đứa bé từ lúc sinh ra cho đến lớn khôn bắt đầu đều phải tập trườn, bò, tập đi, tập ăn, tập nói, tập hiểu biết, v.v.. Đó là đều vay mượn của người khác cả. Những người tuy không học thức nhưng vẫn là những người có trí tuệ vay mượn, vay mượn ít, còn những người có học thức là những người vay mượn nhiều.
Kinh sách Phật giáo Nguyên Thuỷ xác định trí tuệ vô học là chỉ cho sự hiểu biết của những người phàm phu ngu si, dốt nát, vô học, luôn sống trong vô minh với ác pháp, thường làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh.
Trí tuệ vô học chính là tri kiến của ý thức. Tri kiến của ý thức bị hạn cuộc trong không gian và thời gian, nên sự hiểu biết không thấu suốt vũ trụ và vạn vật như thật, nên thường sống trong sự hiểu biết của tưởng. Vì thế, kinh sách của loài người để lại như rừng, như biển, nhưng phần nhiều chỉ là nhai lại những ý tưởng tượng của nhau bằng những ảo ảnh, trừu tượng, mơ hồ, v.v.. nên thiếu giá trị chân thật, không thực tế của kiếp sống con người. Còn lại, một vài tư tưởng thực tế có giá trị đạo đức cao đẹp của loài người, là do ý thức của họ quan sát thấu triệt được nền đạo đức môi trường sống mà biên soạn ra. Những tư tưởng thực tế có giá trị đạo đức cao đẹp ấy, khi đưa ra và áp dụng vào cuộc sống của loài người thì bị các giai cấp thống trị bóp méo. Bởi vậy, kinh sách thì nhiều, nhưng tìm một cuốn kinh hay, một cuốn sách có giá trị đạo đức chân thật thì không phải dễ tìm. Phải không các bạn?
Theo kinh sách phát triển Đại thừa và thiền Đông Độ thì trí tuệ vô học tức là trí tuệ vô sư. Trí tuệ vô sư do tu thiền định ức chế tâm mà có. Nhưng không ngờ, trí tuệ vô sư là trí tuệ tưởng, cho nên kinh sách Đại thừa và những công án Thiền tông đều do trí tuệ tưởng sản xuất, vì thế thiếu chân thật và chính xác, thường đưa dắt con người vào thế giới ảo tưởng.
Trí tuệ vô sư là trí tuệ không có thầy dạy, trí tuệ do tự mình hiểu biết. Những công án của Thiền tông ra đời là nhằm mục đích trắc nghiệm trí vô sư của đệ tử, nhưng kỳ thực, đó là một lối hướng dẫn đệ tử triển khai tưởng tuệ bằng một công thức có bài bản của hệ phái này. Cho nên, các hệ phái này, Đại thừa và Thiền tông chưa có đem lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống con người, mà chỉ đem lại một cuộc sống vào trong tinh thần ảo tưởng (Phật tánh).
5- Trí tuệ hữu học là trí tuệ do học tập và tu hành. Trí tuệ hữu học là ý thức được huân tu, huân học có thầy dạy, có kinh sách, có pháp môn tu hành, có bạn đồng tu, có thiện tri thức hướng dẫn.
Trí tuệ hữu học được hướng dẫn đúng theo giáo pháp nguyên thuỷ của Phật giáo thì trí tuệ ấy trở thành một sự hiểu biết sống động, có đạo đức nhân bản – nhân quả, không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh. Trí tuệ hữu học ấy còn gọi là tri kiến giải thoát của Phật giáo. Trí tuệ ấy do tu tập Định Vô Lậu mà phát triển. ĐỊNH VÔ LẬU còn được xem là TRI KIẾN GIẢI THOÁT, hay nói một cách khác là trí tuệ hữu học.
6- Trí tuệ thiện là sự hiểu biết về thiện pháp, trí tuệ không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sanh; trí tuệ thiện là tâm ly dục ly ác pháp; là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ; là tâm thanh thản, an lạc và vô sự. Trí tuệ thiện là chánh tư duy, là Định Vô Lậu; trí tuệ thiện là giới luật, là Phạm hạnh của người tu sĩ Phật giáo.
7- Trí tuệ ác là sự hiểu biết về ác pháp; trí tuệ ác làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sanh; trí tuệ ác là tâm tham, sân, si, mạn, nghi, v.v… Trí tuệ ác là tâm dao động trước các pháp ác và các cảm thọ; trí tuệ ác là tâm không ly dục ly ác pháp; trí tuệ ác là trí tuệ của những người phàm phu tục tử, hèn nhát, tham sống, sợ chết, tham danh, đắm lợi, vào luồn ra cúi, nịnh bợ, a dua, v.v…
8- Đức tuệ là trí tuệ đạo đức, trí tuệ biết thương mình, thương người; đức tuệ là tâm từ của Tứ Vô Lượng Tâm.
9- Hạnh tuệ là trí tuệ đức hạnh, trí tuệ biến ra hành động không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sanh; hạnh tuệ là tâm bi của Tứ Vô Lượng Tâm.
10- Trực tuệ là trí tuệ ngay thẳng, dám ăn dám nói những cái sai của người khác. Trong thời phong kiến, các quan Gián Nghi Đại Phu là những vị quan can ngăn nhà vua. Những người làm chức vụ này phải thẳng thắn, gan dạ dám nói những điều nhà vua làm sai. Những người dám ăn dám nói như vậy là những người có Trực tuệ.
Về tôn giáo, ngày xưa Đức Thích Ca Mâu Ni dám nói thẳng cái sai trong giáo lý của Bà La Môn và dựng lại những cái đúng, cái thiện giúp cho loài người thoát ra khỏi tinh thần tư tưởng mê tín lạc hậu. Ngài cũng còn có công xây dựng nền đạo đức nhân bản – nhân quả cho loài người, mặc dù chưa được triển khai trọn vẹn và đầy đủ. Ngài để lại cho loài người bốn chân lý bất di bất dịch thực tế và cụ thể mà muôn đời sau không ai thay đổi được, dù một chút xíu như hạt bụi. Ngài dám nói thẳng cái sai trong giáo lý của Bà La Môn là vì tâm đại từ bi đối với chúng sanh, đối với loài người. Cũng vì thế, mà trên đường hành đạo Ngài phải chịu nhiều gian nan, vất vả. Người ta mắng chửi, vu oan Ngài với phụ nữ, xô đá, cho voi say giết Ngài. Ngày nay, giáo lý Ngài còn lưu lại cho hậu thế là một công ơn rất lớn của Ngài.
Hôm nay, vì lòng thương tưởng tín đồ Phật giáo, nên chúng tôi chẳng ngại hiểm nguy trước một thế lực vĩ đại so với mình như hạt cát giữa sa mạc, dám nói thẳng sự thật, những cái sai của kinh sách phát triển Đại thừa, thiền Đông Độ và những cái sai của các hệ phái khác nhau trong Phật giáo hiện thời, để giúp cho tín đồ Phật giáo sáng suốt nhận định đâu là Chánh pháp, đâu là Tà pháp; đâu là Chánh tín, đâu là Mê tín; đâu là Chánh kiến, đâu là Tà kiến; đâu là Chánh tư duy, đâu là Tà tư duy. Và như vậy, để khai hoang trục lộ Bát Chánh Đạo, giúp cho mọi người tu theo Phật giáo không còn đi sai đường lạc lối nữa.
Đức Phật ngày xưa và ngày nay chúng tôi nói thẳng, chỉ thẳng, v.v… Đó là Trực tuệ.
11- Thắng tuệ là trí tuệ chiến thắng mọi ác pháp. Ví dụ: Người ta hay mạ nhục, chửi mắng mình, mà mình nghe, thấy, biết rõ ràng, nhưng tâm không hề có chút giận hờn. Nghe, thấy, biết mà không khởi tâm giận hờn, phiền não, đó là Thắng tuệ. Thắng tuệ tức là tri kiến giải thoát do sự tu tập Định Vô Lậu mà có.
12- Liễu tuệ là trí tuệ thấy, hiểu, biết mọi pháp như thật. Liễu tuệ còn gọi là trí tuệ Tam Minh.
13- Liệt tuệ là trí tuệ yếu đuối không hoạt động, không làm việc, không chịu tư duy, suy nghĩ; trí tuệ mệt mỏi, lười biếng, uể oải, v.v… Liệt tuệ là một trí tuệ không có sức đề kháng, là một trí tuệ nhu nhược hèn nhát, yếu mềm; liệt tuệ là trí tuệ tiêu cực, yếm thế đầu hàng mọi ác pháp. Người có liệt tuệ không bao giờ tu theo Phật giáo được. Vì Phật giáo là một tôn giáo tự lực nên không có ai giúp đỡ mình, mà phải chính mình vươn lên.
***
VIII- Lời dạy thứ tám của đức Phật: “Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây”. Đúng vậy, mục đích tu theo Phật giáo là thân tâm phải được giải thoát. Giải thoát có nghĩa là phải hết tâm tham, sân, si, mạn, nghi, v.v… Giải thoát là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Lời dạy này, các bạn nên lưu ý: Bất cứ pháp nào xâm nhập vào thân tâm của chúng ta, chúng ta đều lấy sự giải thoát để giữ vững thân tâm hoàn toàn bất động. Không nên để tâm bị chúng xâm phạm, vì chúng xâm phạm sẽ cướp mất quyền làm chủ sanh, già, bệnh, chết và luân hồi của chúng ta.
Cho nên, ở đây đức Phật bảo: “Lấy giải thoát làm lõi cây”. Lõi cây là những thớ cây kết tinh cứng rắn nhất của một cái cây, để cây có một giá trị tốt nhất. Còn ở đây, chúng ta lấy sự giải thoát làm năng lực kết tinh cứng rắn nhất của thân tâm, để các ác pháp không làm động thân tâm chúng ta được.
Xin các bạn nên ghi nhớ mãi mãi lời dạy này: “Tất cả pháp lấy giải thoát làm lõi cây”. Nhờ đó, mà thân tâm các bạn sẽ không bao giờ dao động, luôn luôn thân tâm các bạn thanh thản, an lạc và vô sự.
***
IX- Lời dạy thứ chín của đức Phật: “Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập”. Vậy, nghĩa của những từ “BẤT TỬ” và “thể nhập” như thế nào?
Bất tử nghĩa là không chết; thể nhập nghĩa là nhập vào trạng thái bất di bất dịch. Nghĩa chung của nhóm từ này là tất cả các pháp lấy chỗ không chết vào nơi bất di bất dịch, hay nói cách khác cho dễ hiểu hơn là các pháp lấy chỗ bất tử làm chỗ vào vĩnh cửu.
Thưa các bạn! Chỗ bất tử là TÂM BẤT ĐỘNG, cho nên trong Phật giáo có những danh từ để chỉ cho chúng ta thấu rõ nghĩa này: Bất tử tâm hay bất động tâm đều có một nghĩa như nhau. Những trạng thái tâm này được gọi tên theo thiền định là Bất Động Tâm Định hay Bất Tử Tâm Định.
Nếu hằng ngày chúng ta tu tập giữ gìn được tâm bất tử này, đừng cho mất thì chúng ta sẽ ngay đó tìm thấy một trạng thái TÂM THANH THẢN, AN LẠC và VÔ SỰ rất rõ ràng. Vì thế, đức Phật dạy chúng ta nên sử dụng: “Tất cả pháp lấy bất tử làm chỗ thể nhập”. Đúng vậy, các bạn nên lưu ý và tu tập theo lời dạy này thì kết quả giải thoát ngay liền, không phải chờ đợi nhiều đời, nhiều kiếp như kinh sách Đại thừa dạy.
***
X- Lời dạy thứ mười của đức Phật: “Tất cả pháp lấy Niết Bàn làm cứu cánh”. Trước khi muốn hiểu nghĩa của lời dạy này, thì chúng ta phải hiểu nghĩa của những danh từ. Vậy “Niết Bàn” và “Cứu Cánh” nghĩa là gì?
Thưa các bạn! Các bạn đừng theo nghĩa kinh sách của các nhà học giả Đại thừa và Thiền tông mà hiểu nghĩa Niết Bàn là cảnh giới siêu hình thì không đúng các bạn ạ!
Niết Bàn là trạng thái vô lậu; Niết Bàn là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ; Niết Bàn là tâm thanh thản, an lạc và vô sự; Niết Bàn là trạng thái tâm không còn một tí gì tham, sân, si, mạn, nghi.
Còn nghĩa “cứu cánh” là nơi tột cùng của sự giải thoát, không còn có một nơi nào hơn được.
Nghĩa chung của câu dạy này là “Tất cả pháp lấy TÂM BẤT ĐỘNG làm nơi tột cùng của sự giải thoát”.
Thưa các bạn! Chúng ta tu theo Phật giáo, mục đích chúng ta phải đạt là TÂM BẤT ĐỘNG TRƯỚC CÁC PHÁP VÀ CÁC CẢM THỌ. Chúng ta không cầu làm Phật, không cầu kiến tánh, không cầu Cực Lạc, Niết Bàn, không cầu thần thông phép thuật, không cầu ngồi thiền nhập định bảy, tám ngày hoặc một tháng, hai tháng, ba tháng, một năm, hai năm, ba năm hoặc để lại nhục thân, v.v…
Vì thế, các bạn nên nhớ lấy lời dạy này: “Tất cả pháp lấy Niết Bàn làm cứu cánh”. Đó là sự rốt ráo tận cùng của đạo Phật, nhưng phải thông hiểu nghĩa Niết Bàn và Cứu Cánh như thế nào để biết mà giữ gìn tu tập và sống cho đúng nghĩa của nó, thì ước vọng của các bạn sẽ thành hiện thực trong đời nay. Thân ái chào các bạn.
(Trưởng lão Thích Thông Lạc – Những Lời Gốc Phật Dạy, tập 2)

Sách nói: LỜI PHẬT DẠY - biên soạn: Thích Tánh Trí

Sách nói LỜI PHẬT DẠY do Đại đức Thích Tánh Trí biên soạn, qua hai giọng đọc phật tử Chúc Sen và Thiện Nghĩa. Ước nguyện LỜI PHẬT DẠY...