Người phụ nữ là người
phải chịu thiệt thòi nhiều thứ đau
khổ nhất trong cuộc truy hoan này, họ phải
gánh chịu gấp trăm ngàn lần khổ đau hơn
người nam:
1-
Cái
khổ thứ nhất của người phụ nữ:
Khi lén lút với người nam lỡ có
thai thì cả làng xã trói chặt cô gái này, đem bỏ trên
một cái bè, thả trôi sông. Chiếc bè không người
lái trôi dạt theo dòng nước, mang theo một
người con gái vô phước bị trói chặt,
trời nắng nóng như thiêu đốt, không có thực
phẩm ăn uống, đói khổ vô cùng, cô gái này
phải chết. Chết trong sự hành hạ quá khổ
đau. Nhưng trước khi thả bè trôi sông, cô gái này
còn bị mọi người chửi mắng, sỉ
nhục thậm tệ và còn bị đánh đập
nữa không chút xót thương. Bên nước Ấn
Độ có một tục lệ hành hạ người
phụ nữ quan hệ bất chính cho đến chết
bằng cách ném đá. Ở đó, người ta bắt
người phụ nữ ấy trói chặt vào một
trụ cây, rồi mọi người cứ lấy đá
ném vào người con gái cho đến khi chết mới
thôi. Đấy các chị em phụ nữ có thấy
chưa? Khi nam nữ gần nhau hạnh phúc đâu không
thấy mà thấy toàn là sự khổ đau, mà
người phụ nữ lại gánh chịu hết
mọi sự khổ đau ấy một mình.
Còn người nam thì sao? Như các bạn
đã biết thời xưa, người ta: “Trọng nam khinh nữ”. Cho nên, làng xã cũng chỉ phạt
lấy có mà thôi. Các bạn sẽ thấy luật pháp
của ngày xưa không có công bằng chút nào cả. Hai
người nam nữ đồng phạm vào một
tội lén lút sắc dục, mà người nữ bị
kết tội “khổ
nhục tử hình”, còn
người nam bị đánh mấy chục roi mà thôi.
Đạo đức thời xưa thật là bất công.
Phải không hỡi các chị em phụ nữ? Nam,
nữ sinh ra cũng là con người như nhau. Tại sao
đối xử tàn tệ như vậy? Nếu lịch
sử loài người không có những bậc anh thư thì
phụ nữ ngày nay sẽ ra sao? Và có đòi
được quyền nam nữ bình đẳng chăng?
Con người đối xử với con người mà
còn như vậy, huống là đối xử với các
loài động vật khác.
Hiện giờ tuy rằng nam nữ
được bình đẳng như nhau, nhưng bản
chất con người dù nam hay nữ vẫn còn mang
đầy bản ngã tự phụ phi đạo
đức làm người, nên cảnh gia đình
thường hay có sự rầy rà, bất an. Đấy
cũng là những điều đau khổ, chứ
hạnh phúc gì đâu?
Thưa các bạn! Các bạn có thấy trên
đời này có đôi vợ chồng nào không rầy rà,
không giận hờn, sống hạnh phúc bên nhau cho
đến khi đầu bạc răng long mà không có sự
buồn phiền chăng?
Còn bây giờ thì sao? Làng xã người ta
không hành hạ các bạn như xưa, nhưng
người ta vẫn cười chê các bạn ạ! Khi
gặp các bạn người ta không nói ra thẳng mặt,
nhưng người ta không còn quý trọng và cũng không
muốn thân cận các bạn. Nếu các bạn gặp
những người đàn ông có máu “ba
mươi lăm” thì họ dùng những
lời nói sỗ sàng, thô lỗ, tục tĩu hoặc
những hành động thiếu văn hóa, kém đạo
đức trêu ghẹo bạn. Một phút đắm say
sắc dục thì giá trị phẩm hạnh đạo
đức của các bạn bị đánh mất đi.
Phải không hỡi các bạn?
Ngày xưa nhờ sự cực hình của
làng xã nghiêm khắc như vậy mà các cô gái thời xưa
mới giữ mình trọn vẹn. Cho nên, các bạn gái
phải nhớ: “Một
phút truy hoan mà sự khổ đau ngàn trùng phải chịu
lấy một mình”.
Còn thời nay các bạn tự do hơn,
không còn bị hành hạ khổ đau bằng mọi
sự áp bức nữa, nhưng các bạn phải nhận
lãnh những sự khổ đau khác. Lỡ có thai, các
bạn đi nạo thai. Nạo thai cũng là một
sự hành hạ khổ đau ghê gớm từ thể xác
lẫn tinh thần (tội ác giết con). Sự nạo
thai nhiều lần thì gây ra những bệnh phụ khoa mà
các bạn phải chịu nhận lấy tràn đầy
những sự khổ đau ấy suốt cuộc
đời của bạn. Các bạn có biết chăng?
2-
Cái
khổ thứ hai của người phụ nữ:
Người ta nói rằng: “Ngày đám cưới là ngày vui
nhất, hạnh phúc nhất đời người con gái”. Sự
thật có như vậy không? Thật sự không phải
vậy. Một đám cưới làm cho trang trọng,
cỗ bàn linh đình, để hãnh diện với xóm làng
thì phải tốn hao rất nhiều tiền bạc, có khi
phải đi vay nợ. Các bạn cứ suy nghĩ đi!
Ngày đám cưới xong mà mắc nợ thì làm sao mà
gọi là ngày vui nhất được. Phải không
hỡi các bạn? Nhà không nợ, khi cưới vợ cho
con phải nợ nần thì ai mà không rầu lo. Các bạn
nghĩ sao khi cha mẹ nợ nần do đám cưới
của các bạn thì các bạn có vui không?
Còn về phần các bạn khi đám
cưới xong thì các bạn sẽ đi hưởng
tuần trăng mật. Tuần trăng mật các bạn
có biết không? Người ta thường bảo tuần
trăng mật rất là hạnh phúc, chứ ít ai dám nói
sự thật, chứ sự thật là sự đau
khổ các bạn ạ! Vừa mệt nhọc, đau
khổ thể xác lẫn tinh thần. Những người
nào đã có hưởng tuần trăng mật rồi, thì lời
nói của chúng tôi không sai. Cho nên, mọi người
lầm tưởng đó là ngày hạnh phúc biết bao?
Nhưng không phải vậy hỡi các bạn?
Chưa phải là hạnh phúc đâu các
bạn ạ! Trong sách “Ái Tình
Bửu Giám” nói: Khi người
phụ nữ giao hợp với người nam lần
đầu tiên là người phụ nữ phải
chịu khổ đau rất nhiều. Như vậy, ngày
đám cưới là ngày hạnh phúc nhất là ở
chỗ nào. Rõ ràng chúng ta sống trong tưởng, chứ
sự thật là một sự khổ đau mà
người phụ nữ phải gánh chịu một mình.
Rồi đây cảnh mẹ chồng nàng dâu, chị
chồng, em chồng. Biết chừng nào cho hết nỗi
khổ đau này. Tưởng ngày đám cưới là ngày
vui và hạnh phúc nhất đời, nhưng không ngờ
ngày ấy là ngày bắt đầu thân cá chậu chim
lồng, mọi sự khổ đau đang trói chặt
không còn cách nào thoát ra được như: “Cá cắn câu biết đâu mà gỡ,
chim vào lồng biết thuở nào ra”.
Người phụ nữ từ đây
đã khép mình trong lồng kín, không còn như cánh chim trời
lộng gió. Cuộc đời của người phụ
nữ bắt đầu từ đây chịu khổ muôn
ngàn cay đắng. Vậy mà bảo rằng: “Ngày đám cưới là ngày vui
nhất, hạnh phúc nhất đời người con
gái”.
Theo chúng tôi nghĩ: Lời nói trên đây là
không đúng sự thật. “Khi
người phụ nữ bước lên xe hoa về nhà
chồng là ngày bắt đầu đau khổ nhất
cuộc đời”. Các
bạn phụ nữ, hãy suy nghĩ lại đi lời
chúng tôi nói có đúng không?
3-
Cái
khổ thứ ba của người phụ nữ:
Khi mới mang thai, ăn uống
thường bị ói mửa, ăn uống không
được, người xanh xao, vàng vọt... mệt
mỏi vô cùng. Đấy là cái khổ mà có ai thấy
được, gánh được cho người phụ
nữ này, chỉ có người phụ nữ phải
chịu ôm lấy sự khổ đau này một mình. Các
bạn cứ suy ngẫm lại đi có đúng không?
Thế mà, người phụ nữ chịu khổ
lại còn bảo rằng: “Đó
là thiên chức sắp làm mẹ của người phụ
nữ”.
Tại sao lại không bắt người đàn ông lãnh
thiên chức này. Hai người đồng thời truy hoan
mà lại bắt một người chịu biết bao
sự đau khổ. Vậy mà còn gọi là thiên chức.
Như vậy, thiên chức có công bằng hay không?
Người phụ nữ quá yếu hèn,
rụt rè, e sợ, không dám vươn lên, giữ vững
tay lái “Đức không tham
sắc dục” để chiến
đấu với sự bất công của mặt trận
sắc dục, để đòi lại sự công bằng
cho mình, mà chỉ còn biết tự an ủi mình bằng câu:
“Phụ
nữ thường có khuynh hướng cống hiến và
hy sinh”.
Một câu nói tiêu cực để muôn đời âm
thầm chịu khổ một mình với thiên chức làm
mẹ. Để rồi bao nhiêu giọt lệ khóc
thương cho đời người con gái bạc
phận. Một phút không giữ tâm tham sắc dục mà
phải chịu khổ suốt đời. Phải không
hỡi các bạn?
Cả thế giới này, các bạn có nghe
thấy chăng? Tiếng nói của một người
phụ nữ Việt Nam oai hùng, còn vang vọng mãi từ
ngàn xưa cho đến ngày hôm nay trên mặt trận
sắc dục: “Cưỡi
sóng to chém cá kình nơi biển Đông, một đời
không cúi đầu làm thê thiếp cho người”. Người có lời nói này mới
thật sự là người phụ nữ có khuynh
hướng cống hiến và hy sinh mình cho Tổ quốc,
quê hương. Chứ cống hiến và hy sinh cho sắc dục,
cho con đường sinh tử luân hồi và tiếp
nối sự khổ đau mãi mãi thì còn có nghĩa lý gì
nữa? Phải không hỡi các bạn?
Còn về sắc dục chúng ta không tự
chiến thắng mình để sa ngã, chỉ một phút
giây hoan lạc mà suốt đời chịu khổ đau.
Khi chịu khổ đau không biết than thở và chia
sẻ cùng ai, nên tự an ủi mình bằng “Thiên chức làm mẹ” hoặc “cống hiến và hy sinh”. Thiên chức làm mẹ,
cống hiến và hy sinh cho con cái. Điều này có đúng
không các bạn? Con cái là gì các bạn?
Con cái là nợ nhân quả đấy các
bạn ạ! Vay nợ thì phải trả sao gọi thiên
chức, cống hiến và hy sinh?
Nếu tâm không tham sắc dục thì làm sao
có vay nợ con cái. Không có vay nợ thì làm sao có thiên chức,
cống hiến và hy sinh. Như vậy, cống hiến và
hy sinh cho con cái tức là cống hiến và hy sinh cho tâm tham
sắc dục. Nhưng tâm sắc dục là một cuộc
truy hoan nơi bất tịnh, uế trược, hôi
thối, thấp hèn thuộc về cá nhân của nam nữ
hai người. Dâm dục có gì cao cả đâu mà phải
cống hiến và hy sinh. Đúng là chúng ta đang sống
trong điên đảo, tự làm khổ mình mà không
biết, đang bị luật nhân quả chi phối tác
động tâm, khiến cho chúng ta mê muội say mê sắc
dục để lần bước theo con
đường khổ đau cùng tận và để
tiếp nối cuộc hành trình luân hồi tái sinh.
Sinh ra làm thân người nữ, với
thiên chức gì mà phải chịu khổ đau như
vậy. Thật là đau buồn. Phải không hỡi các
bạn?
Nếu các bạn không tự chiến
thắng tâm sắc dục của mình, không sống một
đời sống đức không tham sắc dục thì các
bạn phải chịu muôn vàn khổ đau: “Đàn ông đi biển có đôi,
đàn bà đi biển mồ côi một mình”.
4-
Cái
khổ thứ tư của người phụ nữ:
Khi mang thai phải chịu nặng nề
chín tháng mười ngày, hai chân thường bị phù
nề to lớn như chân voi, đi đứng rất khó
khăn. Vả lại lúc ấy còn đang làm dâu con, nên
đâu dám nghỉ ngơi. Mà nếu có được
sự nghỉ ngơi thì lại sợ con trong bụng quá
to lớn, khi sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, có khi
mất mạng, nên phải cố gắng làm không dám
nghỉ. Từ ngày đám cưới cho đến ngày mang
thai có bao giờ người phụ nữ sung sướng
được đâu. Vui thì chỉ có một chút xíu như
cát trong đầu móng tay mà khổ đau thì vô cùng vô
tận. Vậy mà bảo: “Vui
nhất, hạnh phúc nhất đời của
người con gái”.
5-
Cái
khổ thứ năm của người phụ nữ:
Ngày khai hoa nở nhụy là ngày mừng vui
nhất vì “NHẬN
THIÊN CHỨC LÀM MẸ”.
Người ta gán cho người phụ nữ năm
chữ “NHẬN
THIÊN CHỨC LÀM MẸ” để
rồi từ đây người phụ nữ phải gánh
chịu những sự nhọc nhằn đau khổ
chỉ có riêng mình.
Cái khổ đau trước tiên mà
người phụ nữ phải chấp nhận, đó
là cái đau đớn mười phần chết, chỉ
có một phần sống là ngày sinh nở. Ngày sinh nở là
ngày đau khổ nhất trần ai của người
phụ nữ thập tử nhất sinh. Ai có một
lần đau đẻ mới biết sinh đẻ là
khổ đau tận cùng của những cái đau khổ
khác.
6-
Cái
khổ thứ sáu của người phụ nữ:
Khi sinh con ra phải đêm ngày bồng
bế nuôi dưỡng con, cực khổ trăm bề… Các
bạn có thấy chăng? Một phút truy hoan, cả
đời khổ ải.
Một đứa bé sinh ra thì phải có
sự bài tiết, nhưng nó có biết dơ sạch gì
đâu, nên khi bài tiết nó bài tiết ngay tại chỗ nằm,
chỗ ăn, chỗ ngủ, v.v.. Lúc bấy giờ
người mẹ phải chịu hôi, chịu thối, lo
hốt dọn, lau chùi, tắm giặt quần áo cho con.
Sự cực khổ như vậy mà phải chịu
đựng suốt ba, bốn năm trời, chờ cho con
lớn khôn biết bài tiết có nơi có chỗ.
Đó là nói đứa con không đau
bệnh, còn nó bệnh đau, thì người mẹ
phải chịu cực khổ gấp trăm ngàn lần.
Người mẹ phải ôm con thức suốt đêm ru
và hát cho con ngủ, nhưng nào nó có ngủ đâu, vì
bệnh đau nó khóc suốt đêm, thì người mẹ
cũng khóc với con suốt đêm. Các bạn có thấy
chăng?
Từ khi bước lên xe hoa, làm dâu, làm
vợ và làm mẹ, thì hạnh phúc đâu không thấy, mà
chỉ thấy toàn là những sự khổ đau. Khổ
đau nào dám than thở với ai, chỉ biết lấy
con cái làm nguồn vui cho mình, nhưng cuối cùng con cái nói
những lời nói cay đắng phũ phàng. Thật là,
đời một biển khổ vô cùng, vô tận. Phải
không hỡi các bạn?
7-
Cái
khổ thứ bảy của người phụ nữ:
Cực khổ như vậy chưa
hết đâu các bạn ạ! Hằng ngày các bạn
phải cho con bú, cho ăn, cho mặc rồi dạy tập
nói, tập đi… Cho đến khi được lớn
khôn một chút, được cắp sách đến
trường thì phải lo việc học hành của con,
tiền học phí, tiền sách vở, tiền quà tiêu
vặt cho con hằng ngày, lo toan cả trăm thứ chi
phí. Thường ngày luôn nhắc nhở con cái phải ráng
học hành, siêng năng, nhiều khi người mẹ phải
ngồi dạy con suốt cả buổi. Phải nói
rằng người mẹ đang học bài với con.
Những hành động cực khổ vô vàn này nào ai có
biết; nào có ai chia sẻ những nỗi cực khổ
này chăng. Phải không hỡi các bạn?
Khi đi học, thấy con về muộn
người mẹ lo sợ từng phút, từng giây,
chừng nào thấy mặt con về đến nhà thì
mới hết nơm nớp lo âu. Đấy là những
nỗi khổ chứ hạnh phúc chỗ nào đâu.
Phải không hỡi các bạn?
Nếu con cái không nghe lời cha mẹ,
trốn học, đi chơi với bạn bè hư thân
mất nết, sa ngã xì ke, ma tuý, thuốc phiện hoặc
bị bệnh AIDS, Sida, HIV, v.v.. thi cử rớt khiến
cho cha mẹ đau khổ vô cùng. Như vậy là hạnh
phúc chỗ nào đâu? Người phụ nữ sinh ra
đời là để chịu lấy muôn vàn sự
khổ đau. Phải không hỡi các bạn? Mọi
người nói: Ngày đám cưới là ngày vui nhất,
hạnh phúc nhất là để an ủi số phận
của chúng ta, che lấp những sự khổ đau,
để chúng ta an phận mà sống trong từng tiếng
nức nỡ “Cống
hiến và hy sinh”.
8-
Cái
khổ thứ tám của người phụ nữ:
Như vậy, còn chưa hết khổ
đâu các bạn ạ! Phải lo cho con học hành có
nghề nghiệp để tự nuôi sống thân nó,
để tự nó bảo bọc gia đình nó. Khi nó đã
có nghề nghiệp thì phải lo dựng vợ gả
chồng, nếu vợ chồng con cái của nó hoà
thuận thì thôi, bằng bất hoà thì một nỗi
khổ của cha mẹ rất lớn. Ai có con cái thì
sẽ thông cảm được điều này.
Nuôi con lớn khôn, công lao của
người mẹ kể sao cho hết. Vậy mà, khi
lớn khôn nó làm theo ý muốn của nó, cãi lại cha
mẹ, còn bảo cha mẹ là áp đặt con cái từ
việc học hành đến việc hôn nhân...
Cha mẹ áp đặt con cái để làm
gì thưa các bạn? Chỉ vì thương con mình, muốn
con mình trở thành người tốt, cuộc sống luôn
được an vui và hạnh phúc, không bị ai lừa
đảo gạt gẫm. Ngược lại con cái không
hiểu công lao cực nhọc của cha mẹ trăm ngàn
lần khó nhọc, nỡ nói ra những lời nói bất
hiếu, bất nghĩa, phũ phàng công ơn, khiến cho
cha mẹ buồn khổ vô cùng. Con cái bất hiếu
như vậy rồi đây luật nhân quả sẽ
phải trả quả báo ấy cho mà xem. Nhưng con cái
bị trả quả khổ đau, thì cha mẹ cũng
chẳng vui gì. Phải không hỡi các bạn?
9-
Cái
khổ thứ chín của người phụ nữ:
Bên cạnh việc ngày đêm chăm sóc,
dạy dỗ con cái, mà còn phải lo tranh thủ làm một
người nội trợ đảm đang: Đi
chợ, nấu ăn, dọn dẹp, giặt giũ cho
chồng cho con. Nếu ở nông thôn người phụ
nữ còn phải phụ với chồng con chăn nuôi,
trồng trọt, cấy cày, gặt hái, v.v.. Lại còn
phải mang nông phẩm, rau quả... hoặc gà, vịt, cá,
tôm… ra chợ bán buôn, đi sớm về trưa, dù con còn bé.
Đó là cảnh đầu tắt mặt tối ở
riêng, còn cảnh ở chung với cha mẹ chồng,
chị chồng, em chồng thì sao?
Ôi! Ngày xưa, cảnh làm dâu người
phụ nữ phải chịu nhiều cay đắng do
mẹ chồng, chị chồng, em chồng, họ quá
khắc nghiệt và áp đặt mọi việc,
người phụ nữ làm dâu giống như một tôi
tớ trong nhà, thức khuya dậy sớm quét dọn nhà
cửa, hầu hạ cơm nước… làm việc
quần quật suốt ngày không hở tay. Nghĩ
đến cảnh làm dâu con mà người phụ nữ
quá sợ hãi, nhưng ngày nay không còn nữa.
Cảnh khổ này chưa hết đâu
bạn ạ! Khi gia đình cơm không lành, canh không
ngọt…, chồng say xỉn…, kinh tế thiếu
trước hụt sau thì các bạn nghĩ sao? Ôi, khổ
tận cùng!? Mỗi cái khổ đều đổ trên
đôi vai nhỏ bé của bạn. Bạn có biết không?
Chỉ vì một quan niệm sai lầm,
nhưng quan niệm ấy đã ăn sâu vào cốt tủy
của con người, rất khó bỏ. Đó là ở
đời, sống phải có đôi, có bạn. Bậc làm
cha mẹ tuy biết đời mình đã khổ, nhưng không
còn cách nào hơn là phải lo cho con có đôi bạn rồi
chết mới an tâm. Còn về phần người con thì
sao? Đa số họ đều nghĩ: Có vợ mới
lo làm ăn được, hoặc có chồng để
nương tựa vào nhau mà sống, chia vui sẻ buồn,
tránh cảnh cô đơn buồn tẻ và để có con
nhờ về sau. Đại đa số họ rất
sợ cảnh độc thân, cô đơn, già yếu,
ốm đau không ai lo…, nhất là sợ mọi
người ăn hiếp… Đó là một nỗi lo xa
của mọi người, chứ sự thật không
phải vậy đâu! Vì mọi người chưa
hiểu luật nhân quả.
Trong cuộc đời này đã xác
định rất rõ ràng: Hãy vào thăm những nhà
dưỡng lão thì các bạn sẽ rõ. Biết bao nhiêu ông
già, bà cả đã từng có chồng, có vợ, có con cái
hẳn hoi, thế mà hôm nay lại sống cô đơn
nơi đây chỉ có một mình với lòng thương
hại của mọi người bốn phương.
Chúng tôi xin trở lại vấn đề:
Đã muôn vàn cực khổ nuôi con lớn khôn. Tuổi tác
đã già yếu nhưng vẫn còn lo cho đời cháu,
đời chắt khi chúng nó ấm đầu sổ
mũi. Như vậy, người phụ nữ sinh ra là
để chịu khổ muôn vàn, từ khi bước lên
xe hoa cho đến ngày xuống lòng đất, ai biết
được điều này. Phải không hỡi các
bạn?
Bởi chạy theo tâm sắc dục
người phụ nữ phải thọ chịu sự
khổ đau nhiều nhất như trên chúng tôi đã nói, tục
ngữ có câu: “Đàn
ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi
một mình”. Đúng lắm các bạn
ạ!
10- Cái khổ thứ mười của
người phụ nữ:
Xét cho cùng lý của tâm sắc dục
vừa làm khổ, lại vừa làm tiêu hủy một
năng lực rất lớn của con người.
Người đắm chìm trong sắc dục cơ
thể thường bệnh tật. Sắc dục là
một điều tai hại nhất của con
người. Các bạn đừng tưởng rằng: Nó
là hạnh phúc chân thật của đời người,
nên các bạn mới chạy theo để thỏa mãn
dục vọng đó. Dục vọng của con
người không bao giờ thỏa mãn được, nó
giống như người nghiện thuốc lá, thuốc
lào, thuốc phiện, v.v..
Ở tâm
sắc dục, tìm cầu hạnh phúc đâu không thấy,
mà chỉ thấy toàn là một sự mệt nhọc
đau khổ nối tiếp nhau. Nhất là mọi
người không ngờ những hành động truy hoan
đó lại là một sự nối tiếp luân hồi tái
sinh. Trong sự luân hồi tái sinh là sự khổ đau
bất tận từ kiếp này, đến kiếp khác.
Các bạn ạ!
Theo luật nhân quả trả vay thì đây
là một chuỗi dài thời gian thống khổ ghê
gớm từ đời này sang đến đời khác,
nối tiếp nhau và luân hồi mãi mãi không bao giờ
dứt. “Đó
chính con đường sắc dục”, con đường luân hồi tái sinh
của muôn loài. Các bạn có nhận ra con đường
này chưa? Khi đã nhận ra, các bạn phải làm gì? Hay
cứ bỏ trôi đời mình theo dòng nước
đục nhân quả, như cánh lục bình trôi trên dòng sông
nước.
Người ta đâu biết rằng:
giữa những hành động hạnh phúc lứa đôi
nam nữ âu yếm nhau, là những hành động đang
bị luật nhân quả chi phối, tác động,
điều khiển khiến cho đôi lứa nam nữ
đắm đuối mê say, để rơi vào cạm
bẫy nhân quả. Trên đời này ít có người nào
hiểu biết uy lực này, nên không có một người
nào thoát ra khỏi định luật nhân quả
được. Do đó, tất cả vạn vật trên
hành tinh này đều phải chịu chi phối
điều hành của luật nhân quả như vậy.
Đó là một sự sinh tồn nối
tiếp nhau để sống của vạn vật, nên
mọi vật phải chịu chung dưới một qui
luật của nhân quả. Chỉ có những người
nào sống trọn vẹn đạo đức nhân
bản - nhân quả thì mới ra khỏi qui luật này.
Cái khổ triền miên bất tận
của luật nhân quả luân hồi này chưa có ai
ngăn chặn đứng được. Muốn ngăn
chặn đứng sự khổ đau này, chỉ duy
nhất có đạo đức nhân bản - nhân quả ra
đời, để cho mọi người thấu
hiểu những hành động không làm khổ mình, khổ
người, thì mới có thể đình chỉ những
cuộc sống truy hoan sắc dục thấp hèn. Trong
những hành động đạo đức không làm khổ
mình, khổ người, có một hành động dạy
chúng ta không tham sắc dục tức là “Đức không tham sắc dục”.
Muốn thực hiện “Đức không tham sắc dục” thì phải thực hiện đời
sống “độc thân”. Đời sống độc thân có
lợi gì? Có hại gì?
Thưa các bạn! Theo quan niệm của
mọi người từ xưa đến nay, nghĩ
rằng: Độc thân là một cuộc sống cô
đơn buồn chán, trước sau quạnh quẽ,
chỉ có một bóng, một hình, trông dễ sợ. Khi già
yếu, đau bệnh không ai lo cơm nước,
thuốc thang... Và sống một mình luôn sợ mọi
người ăn hiếp... như trên chúng tôi đã nói.
Thưa các bạn! Các bạn đừng
nghĩ như vậy. Nghĩ vậy là các bạn đang
sống trong tưởng tri. Chỉ vì người ta
chưa biết sống độc thân như thế nào
đúng và như thế nào sai? Người ta thường
chứng kiến những người sống độc
thân vì hoàn cảnh bắt buộc, chứ họ chẳng
bao giờ thích sống độc thân. Những
người hoàn cảnh bắt buộc họ phải
sống độc thân như vậy, nên tâm hồn họ
cô đơn, buồn chán, khổ đau….. như trên các
bạn đã nghĩ tưởng.
Thưa các bạn! Sống độc thân
là một cuộc sống trọn vẹn không làm khổ
mình, khổ người; một cuộc sống giữ
tròn đức hạnh cao thượng tuyệt vời,
thoát ra mọi sự ràng buộc của năm đối
tượng dục lạc. Năm đối tượng
dục lạc là gì?
1-
Danh, quyền thế, chức vị,
ngôi cao, lời khen tặng, lời ca ngợi...
2-
Tiền bạc, của cải, tài
sản, vật chất...
3-
Sắc dục, phụ nữ.
4-
Ăn uống.
5-
Ngủ nghỉ.
Người sống độc thân mà không
biết cách sống độc thân thì tâm thường
bị ngũ dục lạc lôi cuốn và cám dỗ. Ngũ
dục lạc lôi cuốn và cám dỗ mà cố ức
chế chịu đựng, không hưởng thụ, thì
người ấy phải chịu khổ vô cùng, vô tận.
Còn người biết cách sống độc thân lần
lượt họ khắc phục tâm mình sống đúng
đức hạnh làm người xa lìa năm điều
tai hại hèn hạ của ngũ dục lạc. Lần
lượt chúng tôi sẽ dạy các bạn đủ
năm đức hạnh làm người, như các đã
bạn học: Đức không tham danh, đức không tham
lợi, đức không tham sắc dục... Và bây giờ
các bạn đang học đức không tham sắc
dục. Sự học hiểu này giúp cho các bạn mở
mang trí tuệ có tầm nhìn thẳng vào sự thật
cuộc sống của chính các bạn, hơn nữa nó còn
giúp cho các bạn sống không mơ mộng hão huyền theo
ngũ dục lạc thế gian. Ngũ dục lạc là
cái bóng hạnh phúc hão huyền, là miếng mồi của
nhân quả câu nhử các bạn để sa lưới,
mắc câu luân hồi sinh tử mãi mãi muôn đời
chịu khổ đau.
Xét cho cùng tận người sống
độc thân được an ổn và hạnh phúc
nhất đời, vì không có đối tượng
quấy rầy, không có người làm cho bạn buồn
phiền, bất toại nguyện, thương ghét, sợ
hãi, lo lắng, phiền não, giận hờn, cay đắng,
thù hận, khổ đau, v.v.. và không tiêu hao khí lực trong
những cuộc truy hoan sắc dục. Sống độc
thân là một cuộc sống với tâm hồn thanh
thản, an vui và vô sự. Sống hoà mình trong vũ trụ
với sự sống của muôn loài mà không có người
hay vật nào làm cho ta bận tâm được thì đó
mới chính là mình đã sống độc thân.
Sống độc thân chính là ta sống cho
muôn loài vạn vật với tình thương bao la rộng
lớn vô bờ bến, sống với vạn hữu trong
môi trường sống mà duy nhất chỉ có một tâm
hồn bất động. Còn sống có nhiều
người như trong một gia đình thì phải có
nhiều điều nghịch ý trái lòng, phải có lời
qua tiếng lại, phải có buồn phiền, giận
hờn, to tiếng, cãi nhau, v.v.. Sống độc thân làm
sao có chuyện ấy được. Phải không hỡi
các bạn?
Sống độc thân mà không độc
thân vì xung quanh ta còn có nhiều người bạn thân
thương, đó là cây cỏ đất đá núi sông và
các loài động vật nữa, còn sống có gia đình
khổ lắm các bạn ạ! Nhất là người
phụ nữ. Các bạn nghĩ lại xem có đúng không?
Các bạn thường nghĩ rằng: Sống
độc thân, đến khi già yếu, bệnh tật
không ai lo, chết trong cô đơn, buồn tẻ một
mình, v.v.. Vì nghĩ như vậy, nên khi con cái lớn khôn thì
lo dựng vợ gả chồng, để sống có
đôi, có bạn, có nương tựa vào nhau, giúp
đỡ nhau khi già yếu, khi bệnh tật, khi chén
cơm, manh áo, khi ly nước, thuốc thang, v.v..
Nhưng khi hai người nam, nữ
sống chung nhau, đã đem lại cho nhau muôn trùng sự
khổ đau và còn nhiều cảnh trái ý nghịch lòng, mà
chúng tôi đã nói trong sách này. Sống không làm khổ mình,
khổ người là sống độc thân, sống
độc thân không có nghĩa là ta sống ích kỷ riêng cho
ta.
Vì thế, người sống độc
thân là người biết sống những đức
hạnh cao quý làm người. Biết sống những
đức hạnh cao quý làm người là biết
vượt ra khỏi bản tính dục lạc của loài
động vật. Nếu loài người không
vượt ra khỏi ngũ dục dục lạc này thì
cuộc sống chỉ là những loài động vật
mà thôi.
Sắc dục là một định
luật sinh tồn vạn vật trong luật nhân quả
mà chúng tôi đã nói ở trên. Từ loài cỏ cây thảo
mộc thực vật cho đến những loài bò, bay,
đi, chạy, nhảy, động vật nói chung đều
chịu qui luật sắc dục sinh tồn, để
sinh sôi nảy nở.
Cho nên, con người thực hiện
đức không tham sắc dục là một việc làm không
phải dễ, tức là đi ngược dòng sinh diệt
của định luật nhân quả vô thường,
hợp tan.
Người giữ gìn được
đức không tham sắc dục là làm cho định
luật nhân quả đình chỉ. Luật nhân quả này
đình chỉ thì toàn bộ ác pháp trên thế gian này cũng
sẽ không còn nữa và như vậy thế gian sẽ
hết khổ đau. Cuộc sống của con
người đã trở thành cuộc sống Thiên Đàng.
Như chúng tôi đã nói ở trên: Sắc
dục là qui luật sinh tồn của vạn vật,
nếu biết tiết độ nó ở mức bình
thường thì loài người ít khổ. Còn ngược
lại, nếu sắc dục thái quá thì gây tai họa cho
loài người cho xã hội. Và như vậy sắc
dục thái quá nó mang đến những tai hại gì?
1-
Bản thân bệnh tật. Bệnh
tật thường truyền nhiễm qua đường
sinh dục như: Vi trùng bệnh Dương Mai, vi trùng
bệnh HIV, vi trùng bệnh Aids và các loại bệnh phụ
khoa khác ngày càng nhiều hơn, v.v..
2-
Gia đình bất an. Có nghĩa là
chồng lấy vợ người này hoặc vợ
lấy chồng người khác, khiến cho đạo
nghĩa chung thủy gia đình một vợ, một
chồng mất đi, gây nên tình trạng thương tâm
cho con cái xa cha hoặc mất mẹ.
3-
Tệ nạn mãi dâm khắp nơi
trong xã hội. Một đất nước mà nơi
đâu cũng có gái mãi dâm là một đất nước
chưa có văn hóa, văn minh lành mạnh, giá trị
người phụ nữ quá thấp kém, nói đúng hơn
là đất nước đó thiếu đạo
đức làm người.
4-
Dân số đông, dân trí kém và tệ
nạn xã hội quá nhiều (Do hàng loạt đa số con
cái được sinh ra từ sự khoái lạc của
tâm tham sắc dục, chứ không từ sự ý thức
tiết độ tình dục, không từ sự nhận
thức rõ trách nhiệm của cha mẹ là: Nuôi con đúng
tiêu chuẩn và dạy bảo con nên người hữu
ích). Trình độ học thức của con cái trong giai
đoạn đất nước đang phát triển khoa
học công nghệ hiện đại, thì sự học
của con cái phải được cha mẹ chăm sóc
kỹ lưỡng để học tập đến
nơi đến chốn, mới theo kịp mọi
người, mới làm lợi ích cho gia đình và xã
hội. Hiện giờ tình trạng học thức của
trẻ em chung cả nước chưa đạt tiêu
chuẩn kiến thức phổ thông. Thường
thường cấp Trung học phổ thông có 12 lớp,
nhưng trẻ em mới học đến lớp 9, sĩ
số học sinh giảm đi rất nhiều, vì học
lực, vì hoàn cảnh. Đó cũng là nỗi lo của
những bậc làm cha mẹ, của những nhà lãnh
đạo đất nước. Vì thế, đức
không tham sắc dục cần phải được giữ
gìn nghiêm chỉnh. Nhất là mọi người phải
sáng suốt thấy trách nhiệm và bổn phận ngăn
chặn những hành động khiêu dâm gợi dục
của mình và của những người khác. Vì dâm dục
là một hành động không biết thương mình, làm
hại mình. Gây tổn thương giá trị đức
hạnh của người phụ nữ chung cả
nước.
Gái mãi dâm là những phụ nữ chỉ
biết sống có tiền, không biết giá trị phẩm
hạnh đạo đức bản thân của mình; không
biết giữ giá trị chung cho giới phụ nữ
Việt Nam; không biết noi gương những bậc anh
thư Trưng Vương, Triệu Ẩu, Ỷ Lan, v.v.. Những
bậc này luôn luôn giữ gìn giá trị phụ nữ quê
hương Tổ quốc của mình.
Một phụ nữ làm gái mãi dâm là đã
làm sỉ nhục cho giới phụ nữ nước
đó. Giới phụ nữ nước đó bị
sỉ nhục là nước đó bị sỉ nhục.
Các bạn phụ nữ có biết chăng?
Hỡi các bạn phụ nữ! Các bạn
có biết chăng? Dưới mắt một người
khác phái, phụ nữ mãi dâm, chỉ là một dụng
cụ giải trí cho nam giới. Là một con người
có giá trị như bao nhiêu người khác, mà quý bạn
đã tự biến mình thành một món đồ chơi
cho kẻ khác thì còn có nghĩa lý gì là một con người
nữa. Phải không hỡi các bạn?
Thưa các chị em phụ nữ! Chúng ta
sống không phải chỉ có tiền bạc mới
sống được. Còn có nhiều cách sống cao
thượng hơn, không phải ở tiền bạc
vật chất, mà ở tinh thần tự lực tự
cường, biết đứng thẳng trên đôi chân của
mình; biết vươn lên và vượt qua những
nỗi khó khăn gian khổ của cuộc đời.
Chứ không phải vì cảnh nghèo đói mà đi bán thân
nuôi miệng; chứ không phải vì cảnh nghèo đói mà
đi làm thê thiếp hầu hạ cho người.
Những cô gái lam lũ đầu tắt
mặt tối tay làm hàm nhai nhưng giá trị người
phụ nữ ấy không bị chà đạp, không bị
ai coi rẻ. Còn chị em son phấn lòe loẹt, quần áo
đẹp đẽ, giày dép cao sang, nhưng giá trị
của những người phụ nữ này, coi chừng
đứng không đúng vị trí và khả năng của
mình, thì sẽ bị chôn vùi dưới lớp bùn nhơ hôi
thối. Chị em có biết chăng? Đó là những gái
mãi dâm, gái bán bia ôm, gái bán cà phê ôm, gái nhảy ở các vũ
trường, v.v..
Đạo đức làm người không
chấp nhận những người phụ nữ ăn
mặc bày da, hở thịt, hoặc bó sát người, khêu
gợi dâm dục. Người phụ nữ ăn mặc
như vậy là gợi lòng sắc dục của
người khác phái, đó là một hành động
thiếu đạo đức và văn hóa làm người.
Hành động đó làm sỉ nhục quê hương Tổ
quốc. Các chị em phụ nữ có biết chăng?
Cách ăn mặc và trang điểm của
gái mãi dâm là họ đã tự tố cáo chính họ: “Tôi là
những người tham tiền nhất và cũng là thèm
khát sắc dục nhất”. Đó là gây sự chú ý và mong mỏi
nhiều “Khách” đến để thỏa mãn những
dục lạc trên. Chính những điều này mà các
chị em bị mọi người khinh rẻ và xem
thường là loại vi trùng độc mang đến
nhiều bệnh tật cho xã hội. Các chị em có
thấy điều này chăng?
Còn những cháu gái nhà lành, những học
sinh, những thiếu niên nhi đồng mới lớn lên
thì sao? Họ cũng chạy theo thời trang, bắt
chước thói ăn mặc hở hang và trang điểm
như vậy thì với dụng ý gì? Khó phân biệt?! Theo
chúng tôi nghĩ: Đây cũng chỉ là chịu ảnh
hưởng xấu của xã hội mà thôi, “Gần
mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Lối ăn mặc và trang điểm đó không những
tác động tâm sắc dục cho người khác phái bên
ngoài mà chính nó cũng còn tác động tâm sắc dục
bản thân của các cháu gái nữa. Từ đó, các cháu
cũng dễ mạnh dạn lao vào con đường
chồng vợ để thỏa mãn tâm thèm khát sắc
dục ấy, để rồi chuốc lấy vô vàn
khổ đau.
Các chị em đừng chạy theo các “mode” hở hang trang điểm của
thời đại khoa học các nước Tây
Phương mà biến mình thành một người kém
văn hóa, vô đạo đức theo tinh thần đạo
đức của người Á Đông. Chị em là
những người phụ nữ có những nét
đẹp đẽ đạo đức âm thầm, kín
đáo, sâu sắc, khả kính của tâm hồn
người Đông Phương, thì hãy chấp nhận
những “mode” ăn
mặc kín đáo, lịch sự, cao quý và đẹp sang,
để theo gương những bậc anh thư của
dân tộc Việt Nam, “Cưỡi
sóng to, chém cá kình nơi biển Đông, một đời
chẳng cúi đầu làm thê thiếp”. Đúng
vậy, người phụ nữ Việt Nam, thà chết
chứ không vì tiền bạc mà làm thê thiếp cho
người; mà làm gái mãi dâm; mà làm trò vui chơi lăng loàn
cho người khác phái. Phải không hỡi chị em?
Các chị em đừng thấy những
người phụ nữ ngoại quốc vào Việt Nam
ăn mặc hở hang, cho là đẹp, là tốt. Đó
là lối ăn mặc khêu gợi dâm dục, biến
họ trở thành một con thú vật lõa lồ cơ
thể, để cho người khác phái có cái nhìn thèm
thuồng ham muốn dục vọng hạ tiện. Chính
những người thanh niên ngoại quốc họ đã
nói với chúng tôi: Những hình ảnh ăn mặc hở
hang, bó sát của phụ nữ đã làm cho họ chán ngán, không
bằng phụ nữ Việt Nam ăn mặc kín đáo,
trông trang nhã và thanh lịch. Nghe những lời nói này, khi
ăn mặc hở hang, bó sát người thì chị em
nghĩ sao. Có thấy mình xấu hổ không? Có tủi
nhục không?
Một con thú vật không có trí thông minh
như con người, nên khi dâm dục có thời tiết.
Còn con người dâm dục không có thời tiết mà
cứ khiêu dâm gợi dục như vậy thì một tai
họa rất lớn, ảnh hưởng cho sức
khỏe và tuổi thọ. Nhờ có trí thông minh nên con
người biết cách ăn mặc kín đáo, tiết
độ dâm dục, giữ gìn đức không tham sắc
dục.
Ngày xưa ông bà, cha mẹ của chúng ta
đều ngủ riêng, không ngủ chung một
giường một chõng như ngày nay. Đó là sự
tiết độ dâm dục rất hay. Ngày nay, chúng ta
cũng nên noi theo gương hạnh này, để giữ
gìn sức khoẻ và tuổi thọ, để hạn
chế sự sinh đẻ, để kế hoạch hóa
gia đình một cách tuyệt vời.
Này các chị em phụ nữ! Đức
hạnh phẩm giá của người phụ nữ
Việt Nam phải được giữ gìn trong sạch,
thanh khiết như những tâm hồn của những bà
mẹ anh hùng liệt sĩ vì chồng, vì con, vì
nước, chung lưng đấu cật với nam
giới chống lại giặc ngoại xâm. Dù cho máu
đổ thịt rơi vẫn không chùn bước, không
chịu làm “me Tây, me Mỹ”.
Bia ôm, cà phê ôm, vũ trường là một
loại quán mãi dâm trá hình buôn bán nước uống. Cho nên,
những cô gái buôn bán trong quán này thường ăn mặc
hở hang, nhảy múa ca hát hoặc khiêu vũ theo tiếng
trống đàn xập xình, hoặc ngồi âu yếm,
vuốt ve bên những chàng trai điếm đàng, du
đãng, v.v.. thậm chí họ thu hút cả những ông già
tuổi tác lớn hơn cha mẹ, những người
nam lương thiện, chất phác, và cả những
hạng người sang giàu có tầm cỡ thì vào những
quán thanh lịch hơn, những khách sạn kín đáo
hơn, tiện nghi hơn, có nhiều phương tiện
dẫn đến thỏa mãn tâm sắc dục hơn
như: máy điều hòa, âm nhạc, tắm gội, xoa bóp,
massage, rượu bia, thuốc lá đầy đủ
với sự tiếp đón, hầu hạ của các cô
gái..
Thế mà các cô gái này trơ trẽn, cọ
dựa, nũng nịu, rờ rẫm mặt mày,
đầu cổ, v.v.. giữa ban ngày. Đó là những hành
động khiêu dâm gợi dục vô văn hóa, vô
đạo đức, buôn bán dâm ô thật là xấu hổ
và đau lòng cho những bậc làm cha mẹ có những
đức con gái hư thân, mất nết làm như
vậy.
Hỡi các chị em phụ nữ! Chúng ta
là dân tộc Việt Nam. Có những trang sử oai hùng
bất khuất của những bậc anh hùng, anh thư.
Có một nền đạo đức đẹp
đẽ thầm kín của người Đông
Phương. Vậy chúng ta hãy làm gì cho xứng đáng
với quê hương này, với dân tộc này?
Đừng để cho những dân
tộc khác trên thế giới xem thường và khinh
dễ dân tộc chúng ta, nhất là phụ nữ Việt
Nam. Phải không hỡi các chị em?
Kính thưa các chị em! Những hành
động trong những quán bia ôm, cà phê ôm, vũ
trường như vậy có đúng là những hành
động của người phụ nữ Việt
Nam không? “Cưỡi
sóng to, chém cá kình nơi biển Đông, chẳng cúi
đầu làm thê thiếp cho người”. Chị em có nghe tiếng nói của
Triệu Ẩu: Người phụ nữ Việt Nam
từ ngàn xưa còn vang vọng mãi trong lòng người
Việt Nam chăng? Hay chị em chỉ là một món
đồ chơi để khiêu dâm gợi dục cho
người khác phái, để truy hoan một cách nhơ
nhuốc bẩn thỉu.
Các chị em có thấy hai con thú vật giao
cấu với nhau không? Những con vật không phải là
con người, chúng không có trí tuệ như chúng ta, nên khi
cơ thể chúng động dâm là chúng chạy như
điên, như khùng để giải quyết cơn
động dâm đó, chứ đâu phải cơn
động dâm đó là hạnh phúc gì đâu? Tại sao
con người lấy dâm dục làm hạnh phúc?
Còn chúng ta là con người sao lại
gợi dâm, khêu dục để rồi có những hành
động như một con thú vật động dâm?
Kính thưa các chị em! Như trên chúng tôi
đã nói: “Sắc
dục” là một định luật
sinh tồn của muôn loài, nó không phải là một món
đồ chơi để loài người dùng nó giải
trí. Các chị em có thấy chăng? Khi chị em dùng nó làm
một nghề để sống thì chị em đã
phải trả một giá quá đắt:
1-
Tất cả bệnh tật khổ đau
về phụ khoa mà người phụ nữ phải gánh
chịu một mình
2-
Đánh mất giá trị phẩm
hạnh đạo đức của người phụ
nữ.
3-
Từ khi có chồng cho đến khi
chết, chị em là những người chịu cực
nhọc và đau khổ nhất trên đời.
Những việc làm như vậy các
chị em có buồn tủi, xấu hổ thân phận
của mình không? Cuộc đời của quý chị em
từ nơi trong sạch, khi cha mẹ sinh ra chưa
một vết nhơ bẩn nào, như tấm vải
trắng tinh khiết. Ai đã làm cho nó dơ bẩn? Có
phải tự quý chị em làm chăng? Quý chị em đã
tự chôn mình nơi uế trược, bẩn thỉu,
hôi thối và còn tự để kẻ khác giày vò lên thân xác
của mình.
Kính thưa quý chị em! Tiền bạc
đâu phải là một vật tối tôn cho cuộc
sống này. Tiền bạc càng nhiều thì càng khổ
đau. Có ai giàu mà không khổ đau bao giờ. Phải
không hỡi các chị em?
Sắc dục tăng trưởng là
đưa xã hội loài người đi đến
rối loạn, trộm cướp, bất an, thoái hóa
mất đạo đức làm người, biến con người
tệ hơn loài thú vật. Do đó chị em có thấy
chăng? Tệ nạn hiếp dâm trẻ em xảy ra
rất nhiều. Một nỗi đau của mọi
người mà không có gì hàn gắn vết thương
đau này được nữa. Phải không hỡi các
chị em?
Bởi loài vật sắc dục có
thời tiết hẳn hoi như chúng tôi đã nói ở
trên, còn con người không có thời tiết, nên phải
biết tiết độ trong sắc dục. Vì thế,
ăn mặc phải được cẩn thận kín
đáo, không được bày da hở thịt, không
được bó sát người tạo hình dáng... kích thích
tâm sắc dục.
Người phụ nữ có quyền
ăn mặc Âu phục rộng rãi như nam giới
để được gọn gàng trong lao động,
nhưng không nên ăn mặc quần áo quá chật tạo
hình dáng khiêu dâm gợi dục là không tốt. Phải
sửa sai ngay lại lối ăn mặc này!
Người phụ nữ ăn mặc bó
sát người tạo hình dáng khiêu dâm gợi dục, là có ý
đồ dâm dục nơi tâm mình. Lấy hình dáng dục
của mình để chinh phục người khác phái
chạy theo tâm dục. Nhưng chạy theo dâm dục xác
thịt như vậy thì lòng yêu thương chân thật
của nam nữ đối với nhau trong tinh thần
không còn là chân thật nữa, mà chỉ có tình yêu trong dâm
dục xác thịt. Nhưng khi tình yêu dâm dục xác thịt
đã thoả mãn thì tình nghĩa vợ chồng không còn
trọn vẹn. Cho nên, vợ chồng thường lục
đục rầy rà, gia đình bất an. Nếu không có cha
mẹ đôi bên khéo léo cứng rắn dàn xếp thì vợ
chồng sẽ keo rã hồ tan (ly dị). Một trăm cặp
vợ chồng mới lập gia đình, nếu cha mẹ
nghe theo con cái thì một trăm gia đình đều ly
dị cả.
Thường có những gia đình
chồng hay vợ ngoại tình đều do tâm tham sắc
dục mà ra, khiến cho gia đình bất an, con cái đau
khổ và đau khổ mãi mãi. Bởi tâm tham sắc dục
khiến cho con người lỗi đạo nghĩa làm
người và còn đem đến biết bao nhiêu là
sự đau khổ, thế mà người ta không nhận
rõ cứ mê muội tưởng sắc dục là hạnh
phúc. Thật là ngu si, điên đảo.
Này các chị em phụ nữ! Khi viết
đến đây chúng tôi không cầm được
giọt nước mắt thương tâm. Vì chúng tôi đã
thấy rất tường tận luật nhân quả
về thân phận người phụ nữ. Họ sinh ra
làm thân nữ giới là phải gánh chịu mọi sự
khổ đau của kiếp làm người. Chính ngay
bản thân của họ từ khi sinh ra là đã có sẵn
một sức lực vô hình thúc đẩy khiến họ
thích trang điểm làm dáng, làm đẹp, mặc dù
chưa có ai dạy họ điều này. Cho nên,
người ta thường nói rằng: Đó là bản
chất tự nhiên của người phụ nữ.
Thưa các chị em phụ nữ! Đó
không phải là bản chất tự nhiên của các chị
em, mà đó là qui luật
của nhân quả tác động cấu tạo cơ
thể của các chị em có những tế bào hoạt
động những phận sự này. Do đó, trong
tuổi ngây thơ vô tình các chị em vẫn thấy thích
trang điểm hơn phái nam, còn phái nam biết trang
điểm lúc cơ thể phát triển. Mục đích
của luật nhân quả là kết hợp các duyên, cấu
tạo cơ thể của người nam cũng như
của người nữ có một cơ chế tác
động rất mạnh về tình dục, để
tạo ra một lộ trình sinh tử luân hồi và trên
lộ trình ấy không có một loài vật nào thoát ra
khỏi mọi sự khổ đau do chính từ trường
thiện ác của hành động chính loài vật đó
tạo ra. Khi nhận ra được những
điều này chúng tôi quá sợ hãi, vì chính những hành
động của các chị em, lại làm khổ cho chính
mình.
Thưa các chị em phụ nữ!
Điều mà chúng tôi muốn nói ở đây: Các chị em
cũng là một con người như nam giới, nhưng
trên đường sinh tử luân hồi này, tại sao
chị em phụ nữ lại phải chịu khổ gấp
trăm ngàn lần hơn nam giới? Như vậy,
luật nhân quả có công bằng hay không?
Thưa các chị em! Luật nhân quả
rất công bằng, không có thiên vị một người
nào cả và cũng không ăn đút lót của ai. Các
chị em mang thân người nữ chịu thọ khổ
nhiều là do hành động thân, miệng, ý của các
chị em tạo ra. Xin các chị em vui lòng đón
đọc Đạo Đức Làm Người tập III thì sẽ hiểu rõ
qui luật của nhân quả qua bản tính thiếu
đạo đức về ngôn ngữ, đạo
đức về tư duy, đạo đức về
mỗi hành động của cơ thể mà phải
thọ thân người nữ để chịu những
quả khổ nhiều hơn.
Tóm lại, chúng tôi xin có một lời
khuyên và đưa ra một phương pháp giúp cho các
chị em phụ nữ để vượt qua những
cơn thúc đẩy của sắc dục quá mạnh,
khiến cho các chị em không còn đủ sức bình
tỉnh, sáng suốt trấn áp thân tâm mình.
Muốn chiến thắng được
tâm sắc dục của mình thì hằng ngày các chị em nên
quán xét thân phận của mình sinh ra mang thân nữ nhi
khổ như thế nào? Đọc tám điều khổ
trong sách này thì chị em sẽ rõ. Và khi đã rõ thì mỗi
khi tâm sắc dục vừa mới khởi lên thì chị em
nên nhớ lại tám điều khổ này và nhắc tâm
mình: “Sắc
dục là con đường đau khổ nhất của
người phụ nữ, tôi đừng nên chạy theo
nó, phải chấm dứt ngay liền!”. Nếu câu này nhắc nhở không có
kết quả thì chị em nên nhắc câu khác: “Tôi là một con người
đứng đắn, nhất định phải
chiến thắng bản năng sinh lý của mình! Không
thể để tâm dục ấy phát triển tự do
như bản năng loài thú vật!”. Với
những câu tác ý này không có kết quả thì chị em nên
nương vào hơi thở ra, vào mà tác ý câu này: “Hít”, khi tác ý
hít xong thì hít vô, khi hít vô xong thì tác ý “Thở”. Khi tác ý thở xong thì thở ra và
cứ tác ý như vậy chỉ trong vòng một phút
đến năm phút tâm sắc dục sẽ biến
mất. Đây là một phương pháp đối trị
cấp thời chặn đứng tâm sắc dục,
chị em nên cố gắng tập luyện, nó có lợi ích
rất lớn.
Để đối trị tâm sắc
dục về lâu dài thì chị em nên tư duy về thân
phận của người phụ nữ, từ khi
bước lên xe hoa cho đến ngày chết, sự
khổ đau đeo theo chị em như hình với bóng, cho
nên khổ đau lại càng khổ đau hơn...
Đức Thích Ca Mâu Ni dạy: “Thân người dù nam hay nữ
đều hôi thối, uế trược, bất tịnh
như nhau”. Khi quán
sát như vậy để chúng ta hiểu rõ về thân
phận con người không có gì quý báu, đẹp
đẽ, cao cả. Thân người chỉ là những
chất bất tịnh hợp lại lập thành, bên ngoài
phủ lên một lớp vải che đậy, Nếu không
tắm giặt và dùng nước hoa để làm mất
mùi hôi thối thì thân người không khác như một
đống rác bẩn thỉu.
Đức không tham sắc dục là
một đức hạnh thanh khiết giúp cho mọi
người vượt thoát con đường sinh tử
luân hồi. Cho nên, áp dụng nó vào cuộc sống con
người không phải là một việc dễ làm,
dễ chiến thắng. Vì áp dụng nó vào đời
sống, là đi ngược luật nhân quả, hay nói cách
khác là đi ngược lại dòng đời. Do
điều này nó đã chỉ định hai nẻo
đường rất rõ ràng:
1-
Con đường của những
bậc Thánh đi.
2-
Con đường của phàm phu
đi.
Vậy bây giờ chúng ta nên chọn con
đường nào đây? Chúng ta đang sống trong
một thế giới chao đảo không quân bình, nó không
phải đầy hoa tươi cỏ đẹp, mà
cũng không phải toàn là gai góc. Với ai lạc quan cho
thế giới này là tuyệt đối vui tươi thì
sai, không đúng, mà ai bi quan cho thế giới này toàn là
khổ đau thì cũng sai nốt. Bởi vì khổ, vui
chính do lòng ham muốn của con người tạo ra. Lòng
ham muốn mà đạt được thì vui; lòng ham
muốn không đạt được thì khổ. Khổ
vui là sự vô thường, cho nên nó không vui hoài mà cũng
không khổ hoài. Do không thường hằng nên vui cũng
là khổ. Vì thế, đời là một chuỗi ngày dài
đau khổ, nhất là người phụ nữ, sinh ra
để gánh mọi sự khổ đau trong cuộc
đời này. Vả lại, mang thân người phụ
nữ hằng tháng phải chịu tanh hôi thối từ
thân của mình bài tiết ra.
Suy tư cho thấu suốt thân phận con
người, chúng ta nên chọn con đường Thánh
Hiền mà đi. Con đường Thánh Hiền đi thì
không bao giờ có tâm sắc dục. Sự khoái lạc
của tâm sắc dục chỉ như cát trong đầu
móng tay. Có nghĩa là con đường phàm phu đi sự
an lạc chỉ có một chút xíu, tức là thời gian an
lạc ấy rất ngắn ngủi, mà phải chịu
khổ đau vô lượng cho đến khi chết,
nhưng chết chưa phải là hết khổ. Rồi
tiếp tục thân khác, trải qua vô lượng kiếp
khổ đau như vậy. Đó là lộ trình của
người phàm phu đi. Còn con đường Thánh nhân
đi, thì sự an lạc của thân tâm thanh thản, vô
sự như cát đại dương. Có nghĩa là sự
an lạc sẽ được kéo dài mãi mãi vô tận
thời gian. Vì không có một chướng ngại pháp nào
tác động vào được trong thân của người
ấy. Nếu tâm hồn bất động trong một
trạng thái an lạc như vậy thì họ không còn
tương ưng với bất cứ một ác pháp hay
một thiện pháp nào trên thế gian này, nên họ không còn tái
sinh luân hồi. Tại sao vậy?
Vì tâm họ bất động không còn
bị các pháp thế gian cám dỗ và xâm chiếm. Ở
trạng thái tâm bất động này sẽ tương
ưng với mùa xuân vĩnh cữu. Vì thế, mới
gọi là con đường Thánh Hiền đi, con
đường này không còn một chút xíu tâm sắc dục.
Thưa các chị em! Muốn không còn đau
khổ nữa thì tâm sắc dục phải được
đoạn trừ. Đoạn trừ bằng cách nào?
Xin các chị em nên tiếp tục
đọc trọn bộ sách Đạo Đức Làm
Người sẽ có một phương pháp dạy
tập luyện trau dồi thân tâm hằng ngày. Và cuối
cùng sẽ đoạn diệt được tâm sắc
dục, tâm phiền não, tâm sân hận, tâm lo lắng và
sợ hãi, v.v..(Đạo Đức Làm Người - Tập 2)
No comments:
Post a Comment