Friday, August 17, 2018
Friday, June 8, 2018
Wednesday, May 30, 2018
Tu Theo Pháp Phật Dạy
Pháp thoại: Tu Theo Pháp Phật Dạy
Bài số: 40
Album: Pháp Sơ Thiện 2018
Giảng ngày: 29/05/2018, nhằm ngày 15 tháng 04, năm Mậu Tuất
Nơi giảng: Tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
Phật tử vấn đạo: Phật tử ở Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
Ngày cập nhật: 31/05/2018
Sunday, May 13, 2018
ĂN UỐNG TRONG ĐẠO PHẬT: CÓ 4 THỨC ĂN
Pháp thoại: Phật Dạy Ý Nghĩa Bốn Thức Ăn
Bài số: 26.01
Album: Tri Kiến Xả Tâm 26
Giảng ngày: 19/02/2016
Nơi giảng: Phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Phật tử vấn đạo: Quý Sư cô và Phật tử
Ngày cập nhật: 06/03/2016
Bài số: 26.01
Album: Tri Kiến Xả Tâm 26
Giảng ngày: 19/02/2016
Nơi giảng: Phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Phật tử vấn đạo: Quý Sư cô và Phật tử
Ngày cập nhật: 06/03/2016
Friday, May 11, 2018
Tu Sinh Liễu Châu vấn đạo Thầy Bảo Nguyên
Pháp thoại: Tu Sinh Liễu Châu vấn đạo Thầy
Bài số: 01.11
Album: TRI KIẾN XẢ TÂM 01
Ngày cập nhật: 18/01/2014
https://soundcloud.com/thichbaonguyen
THẦY THÍCH BẢO NGUYÊN TRẢ LỜI CÂU HỎI NHƯ THẾ NÀO LÀ TU XONG?
Thầy Thích Bảo Nguyên
Con là một cư sĩ hiện đang sinh sống ở TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Nhờ có duyên chánh pháp nên con đã được gặp và đọc sách của Trưởng Lão Thích Thông Lạc. Con cảm thấy rất thích thú khi đọc sách của Thầy và quyết tâm thực hành cũng như tu tập theo những lời Thầy dạy bảo. Sau một thời gian sống và tu tập con cũng đã cảm nhận được những lợi ích rất to lớn trong thân tâm mình. Con xin đội ơn Đức Phật, đội ơn Trưởng Lão Thích Thông Lạc đã dựng lại một chân lí đạo đức làm người đúng thật là người để giải thoát khổ đau cho loài người.
Trong quá trình đọc sách và tu tập như vậy có những điều con cũng chưa hiểu hết. Nay con xin mạn phép được hỏi như sau:
Con có biết một vị tu sĩ qua một người bạn. Khi gặp thì vị tu sĩ đang tu tập chưa xuống tóc làm tu sĩ. Sau một thời gian tu thì vị tu sĩ xuống tóc và chính thức trở thành tu sĩ và bảo theo lời Thầy tu như vậy là xong.
1- Con muốn hỏi là “tu xong” nghĩa là thế nào?
2- Sau khi trở thành tu sĩ thì người tu sĩ đó thỉnh thoảng có về thăm gia đình, như dịp tết, giỗ của cha mẹ (có mời một số phật tử đến dự), đi giảng cho phật tử (theo thỉnh cầu), .... Ngoài thời gian đó ra thì vị tu sĩ vẫn ưa thích sống một mình (có những từ ngữ con dùng không được đúng có thể làm người đọc hiểu sai, mong BBT chỉ giáo giúp). Người tu sĩ làm như vậy có đúng pháp không ạ?
Kính mong ban biên tập giải đáp giúp con những thắc mắc trên.
GNCN đã thưa hỏi lại với Thầy Thích Bảo Nguyên và nhận được câu trả lời dưới đây.
Thầy Thích Bảo Nguyên hồi đáp:
Kính gửi phật tử: Thu Dung Trần,
Người tu xong là người đã thực hiện xong các giai đoạn tu tập trong bốn quả Thánh:
1. Dự Lưu Quả (đoạn trừ ba hạ phần kiết sử Thân Kiến, Nghi và Giới Cấm Thủ) - Thánh Quả Dự Lưu
2. Nhất Lai Quả (đoạn trừ ba hạ phần kiết sử Thân Kiến, Nghi, Giới Cấm Thủ, làm muội lược hai hạ phần kiết sử Tham và Sân)
3. Bất Lai Quả (đoạn trừ năm hạ phần kiết sử Thân Kiến, Nghi, Giới Cấm Thủ, Tham và Sân)
4. Alahán Quả (đoạn trừ năm thượng phần kiết sử Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo Cử và Vô Minh)
Phật tử nghe pháp thoại Ý Nghĩa Bốn Thánh Quả để hiểu rõ hơn.
Để hiểu thêm về ý nghĩa một người tu xong thì trong kinh Đức Phật có dạy: “Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn. Vị ấy tuệ tri: ‘Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa’. Một Tỷ-Kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người”.
Trong đoạn kinh trên có câu: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa":
- Sanh đã tận: chỉ cho vị ấy không còn tham dục năm món dục ở đời: sắc, thanh, hương, vị, xúc (danh, lợi, sắc, thực, thùy), và không còn bị ràng buộc, phiền não ái kiết sử như gia đình, cha mẹ, anh em, thầy tổ, bạn đạo.
- Phạm hạnh đã thành: chỉ cho vị ấy đã sống thanh tịnh và an lạc trong giới luật (phật tử nghe Ý Nghĩa Bốn Thánh Quả để biết thêm một vị tỳ kheo Phạm hạnh đã thành.
- Những việc cần làm đã làm: chỉ cho vị ấy đã đoạn trừ mười kiết sử: Năm hạ phần kiết sử gồm có Thân Kiến, Nghi, Giới Cấm Thủ, Tham và Sân; Năm thượng phần kiết sử gồm có Sắc tham, Vô Sắc tham, Mạn, Trạo Cử và Vô Minh.
- Không còn trở lại đời này nữa: chỉ cho tâm vị ấy đã chứng được tâm bất động, không còn phiền não, chấm dứt tái sinh luân hồi.
Kính thư,
THÍCH BẢO NGUYÊN
Nguồn: GNCN
Về cuộc đời tu tập của Thầy Bảo Nguyên, thầy chia sẻ cách đây khá lâu tại đây.
Wednesday, May 9, 2018
PHƯỚC VÔ LẬU HƯỚNG NIẾT BÀN
Pháp thoại: Phước Vô Lậu Hướng Niết Bàn
Album: Pháp Sơ Thiện 2018
Giảng ngày: 09/04/2018, nhằm ngày 24 tháng hai, năm Mậu Tuất
Nơi giảng: Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
https://soundcloud.com/thichbaonguyen
Monday, May 7, 2018
BÁT CHÁNH ĐƯỜNG THÙ THẮNG
Pháp thoại: Bát Chánh Đường Thù Thắng
Album: Pháp Sơ Thiện 2017
Giảng ngày: 09/07/2017
Nơi giảng: Núi Thị Vải - Chùa Vạn An - Thôn Vạn Hạnh - Thị Trấn Phú Mỹ - Huyện Tân Thành, Bà Rịa-Vũng Tàu.
https://soundcloud.com/thichbaonguyen
Sunday, May 6, 2018
GIỚI HÀNH NHÃN THỨC
Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một
đời sống GIỚI
HÀNH NHÃN THỨC nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức, giới hạnh và giới hành
của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và
giới hành của giới hành nhãn thức là gì?
Giới đức, giới hành nhãn thức
là những lời dạy đạo đức về
đời sống của con người tức là Chánh
nghiệp.
Giới hạnh, giới hành nhãn thức là
những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai
nghi tế hạnh thường thể hiện qua giới
hành nhãn thức như: nói, nín, tiếp giao với mọi
người, v.v.. Những oai nghi tế hạnh như
vậy được gọi là Chánh nghiệp.
Trên đây, chúng ta đã học về
Giới hành nhãn căn. Giới hành sắc trần và
tiếp đến là Giới hành nhãn thức. Vậy
giới hành nhãn thức như thế nào?
Trước khi muốn tu học về
giới hành nhãn thức thì chúng ta hãy lắng nghe đức
Phật dạy La Hầu La: “Này La Hầu La, con nghĩ
thế nào, nhãn thức là thường hay là vô
thường?
-
Bạch
Thế Tôn, là vô thường.
-
Cái gì vô
thường là khổ hay lạc?
-
Bạch
Thế Tôn, là khổ.
-
Cái gì vô
thường, khổ chịu sự biến hoại
thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “cái này là
của tôi, cái này là tôi, cái này là bản ngã của tôi?”.
-
Thưa
không vậy, bạch Thế Tôn”.
Đọc những đoạn kinh vấn
đáp trên đây của đức Phật và La Hầu La
chúng ta rút ra được một bài pháp tu học có
hiệu quả xả tâm ly dục ly ác pháp diệt ngã,
diệt tâm tham, sân, si, v.v.. dễ dàng, không có khó khăn,
không có mệt nhọc, không có phí sức và kết quả
giải thoát rất thực tế, rõ ràng, cụ thể.
Đoạn kinh này đức Phật đã
xác định: “Nhãn thức (tánh
thấy) là vô thường, là khổ là biến hoại,
không thường hằng, di dịch, thường thay
đổi”, không như Đại thừa và Thiền tông
nghĩ nó là thần thức, là Phật tánh. Đoạn kinh
này đã làm đảo lộn cái hiểu của
Đại Thừa và Thiền tông mà từ xưa
đến nay cho thấy cái nhãn thức này không phải là
của ta, là ta, là bản ngã của ta. Sự thật nhãn
thức này chỉ là do các duyên nhân quả tạo thành theo
nghiệp lực của nó làm nên như trên đã nói.
Đức Phật dạy: “Thân người do thừa
tự của nghiệp mà có”, chứ nào
phải đâu do một linh hồn hay một thần
thức đi tái sanh luân hồi mà có.
Trong sắc uẩn gồm có sáu thức:
1/
Nhãn thức
2/
Nhĩ thức
3/
Tỷ thức
4/
Thiệt thức
5/
Thân thức
6/
Ý thức
Trong thân người nào cũng có đủ
sáu thức này, nhóm sáu thức này có chung một cái tên
gọi là sắc thức.
Nhóm sáu thức này còn gọi là sáu tên gác
cửa thành. Sáu tên gác cửa thành này nó có quyền hạn
rất lớn, muốn cho ai vào thành thì mới
được vào, còn không muốn cho ai vào thì không ai
được vào. Do có quyền hạn lớn như
vậy nên đức Phật dạy chúng ta biết cách
sử dụng sáu tên gác cửa thành này để ngăn
cản không cho kẻ ác vào thành. Nhờ đó mà thành trì này
được bình an, vô sự.
Chúng ta đọc lại đoạn kinh
giới hành thứ 23, 24 tức là học về giới
hành nhãn căn và giới hành sắc trần; học về
giới hành nhãn căn tức là học về bản
đồ của sáu cửa thành; học về giới hành
sắc trần là học về sáu tên giặc ở bên ngoài
thường hay vào thành khủng bố và xâm chiếm thành.
Còn giới hành thứ 25 là học về sáu người
lính giữ thành tức là sáu thức.
Ở những bài kinh trên đây cho chúng ta
thấy biết rất rõ ràng: Thân chúng ta là thành; sáu căn
là sáu cửa thành; sáu trần là sáu tên giặc; sáu thức là
sáu người lính gác thành. Đó là một kịch
trường của nhân quả tạo ra để chúng ta
diễn tuồng thất tình lục dục, chứ
chẳng có gì là chân thật là của chúng ta cả. Do vô minh
mà chúng ta lầm chấp là có thật. Một trò ảo
ảnh của nhân quả, thế mà loài người trên
hành tinh này có mấy ai biết rõ ràng. Phải không các
bạn?
Đây là vũ trụ quan của Phật giáo
qua ba giới tượng trưng này: “nhãn sắc giới”
là con mắt tiếp xúc với “sắc trần giới”.
Sắc trần là hình sắc, hình tướng của
vạn vật, khi căn trần tiếp xúc nhau thì sinh ra
cảm thọ mới sinh ra “sắc thức giới”. Có
sáu thức mới có ái dục. Do căn, trần, thức
họp nhau, nên gọi là lục nhập. Do lục nhập
mà thế giới quan của Phật giáo mới hiện bày
cả một sự khổ đau.
Cho nên, đức Phật dạy: “Sáu
căn, sáu trần, sáu thức, là vô thường, là khổ
là biến hoại, chúng không phải là ta, là của ta, là
bản ngã của ta”. Do sự thấu hiểu này ta
mới biết rõ, đây là một trò ảo kịch
của nhân quả. Do biết chúng là trò ảo kịch, chúng
ta không chấp nhận. Vì thế, đối với chúng
ta, chúng làm gì ta vẫn thản nhiên bất động. Ví
như con mắt nhìn thấy mọi vật, biết rõ
mọi vật mà không sinh tâm tham đắm ham muốn
mọi vật. Đó là cách thức yểm ly con mắt,
yểm ly các sắc, yểm ly các thức, yểm ly các xúc.
Muốn thấy rõ sự yểm ly, xin các bạn hãy
đọc lại đoạn kinh Giáo Giới La Hầu La
thì rõ: “Này La Hầu La, do thấy vậy vị đa văn
Thánh đệ tử yểm ly con mắt, yểm ly các
sắc, yểm ly nhãn thức, yểm ly nhãn xúc, do duyên nhãn
xúc này được khởi lên thọ, tưởng, hành,
thức. Vị ấy yểm ly luôn phóng khởi lên”.
Do lục nhập này ta không chấp nhận;
ta không chấp nhận tức là yểm ly. Do sự yểm
ly ta ly tham, ly sân, ly si; do ly tham ly sân, ly si mà ta
được giải thoát khi tâm ly sạch tham, sân, si.
Tự trong tâm sạch tham, sân, si là
thanh tịnh, là ta đã có sự hiểu biết rằng ta
đã tu tập xong.
Trong sự giải thoát là có sự hiểu
biết: “Sanh đã tận Phạm hạnh đã thành, các
việc nên làm đã làm, không còn trở lui trong trạng thái
này nữa”. Đến đây chấm dứt
những bài kinh Giáo Giới La Hầu La. Nhưng nó là những giới luật căn
bản nhất của người mới vào tu theo
Phật giáo mà kết quả không thua kém bất cứ
những vị Trưởng lão nào trong Phật giáo.
Nếu người mới vào tu theo Phật
giáo mà không được hướng dẫn tu tập theo
giáo pháp giới luật căn bản này thì không bao giờ
tìm thấy sự giải thoát chân thật.
Dựa vào những lời dạy giới
luật của đức Phật cho người Sa di
đầu tiên trong Phật giáo (La Hầu La) chúng tôi biên
soạn thành bộ Giới Hành Đức Thánh Sa Di
để những người mới bước chân vào
đạo Phật, ngay từ phút đầu tiên tu tập
vẫn tìm thấy sự giải thoát thật sự.
(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, T1)
Friday, May 4, 2018
GIEO DUYÊN THIỆN PHÁP
Phan Rang, ngày 22 tháng 10 năm 2009
NHÂN DUYÊN THIỆN PHÁP
Cư sĩ Nguyên Thủy vấn đạo
Hỏi: Nam mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô Bổn sư Thích Thông Lạc!
Kính thưa Thầy!
Chúng con là nhóm Nguyên thủy xin phép làm phiền Thầy giây lát.
Đầu thư chúng con xin kính trình những hỷ sự, hỷ tâm của chúng con có được, mong sao những sự hỷ sự này sẽ lo cho Thầy bớt mệt mỏi, an ủi cho Thầy cũng còn có những đệ tự hiếu kính, vâng lời Thầy dạy bảo.
Thầy ơi! Hiện giờ đa số chúng con đã nhận rõ được nền đạo đức nhân bản - nhân quả quan trọng như thế nào cho đời sống của chúng con, chúng con đang áp dụng vào cuộc sống. Chúng con đều nhận rõ, thân tâm chúng con yên ổn, gia đình chúng con yên. Chúng con hiện nay có người thì trau dồi Từ tâm; có người thì trau dồi Bi tâm; có người trau dồi Tứ Vô Lượng Tâm trên Thập thiện: Thân, Khẩu, Ý; có người tu Tứ Chánh Cần trên Tứ Niệm Xứ.
Nói chung chúng con đều được thân hành bớt thô lậu, khẩu hành bớt thô lậu, ý hành bớt thô lậu và chúng con trở thành những người thân thiện với môi trường sống.
Viết đến đây chúng con xin Thầy nhận ba lạy từ xa của chúng con, để gọi là lòng biết ơn vô hạn của chúng con dâng lên cho Thầy và cho cô Út.
Nếu không có sự dạy dỗ của Thầy, tìm nhiều phương tiện trình bày, khai thông đầu óc tăm tối của chúng con thì giờ đây chúng con cũng vẫn còn là những người vô minh đau khổ và trong đó cũng có sự trợ duyên của cô Út nhắc nhở, ghé thăm động viên những khi chúng con không chống nỗi dục lực thế gian.
Kính thưa Thầy! Quả thật Phật pháp khó hiểu, khó hành. Chúng con gần 10 năm kể từ ngày gặp Thầy đến nay, giờ thì chúng con mới hiểu, giờ đây chúng con không còn tin vào mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình nữa; chúng con không còn tin vào đầu óc tự cho là thông minh của chúng con nữa. Giờ thì chúng con chỉ tin vào Giới Hạnh, Đức Hạnh của Phật và Thầy, lấy Giới Hạnh, Đức Hạnh để làm chủ thân tâm mình, để làm thầy thân tâm mình, để điều khiển thân tâm mình. Chúng con không chịu để cho nhân quả dẫn dắt nữa và chúng con đã thấy được sự làm chủ chút ít.
Nhưng nhìn lại vẫn còn một số anh chị em trong nhóm chúng con bị nghiệp dẫn dắt, còn chung quanh mọi người trong gia đình và xã hội cũng đang bị nghiệp dẫn dắt, xúi dục, hành trong ác pháp đau khổ vô cùng. Chúng con xót thương vô hạn mà không biết cách gì giúp được, chúng con nghĩ chỉ có Thầy mới giúp được mà thôi. Cho nên, chúng con xin làm phiền Thầy. Xin Thầy từ bi giúp chúng con trả lời những câu hỏi sau đây:
1- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì mới gặp được CHÁNH PHẬT PHÁP ngay trong hiện tại?
2- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì mới gặp được MINH SƯ và gần gủi lâu dài?
3- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì mới hiểu được CHÁNH PHÁP?
4- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì mới hành đúng CHÁNH PHÁP hợp với đặc tướng của mình để mau chóng có kết quả?
5- Chúng con xin Thầy những tiêu chuẩn và trạng thái THÂN TÂM như thế nào mới vào gần gủi MINH SƯ để chuyên tu được, để chúng con không còn bị tưởng đánh lừa?
6- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì mới XIỂN DƯƠNG NỀN ĐẠO ĐỨC NHÂN BẢN NHÂN QUẢ lớn rộng ra toàn nước Việt Nam và lan rộng ra khắp toàn cầu?
7- Thưa Thầy! Thầy thường nói PHƯỚC chúng sanh quá mỏng, không hưởng được PHẬT PHÁP. Vậy chúng con muốn PHƯỚC dày, đủ điều kiện làm chủ sanh - già - bệnh - chết thì phải gieo duyên gì, nhân gì?
8- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì để người phát nguyện ăn chay theo ĐỨC HIẾU SINH sẽ được thuận duyên toại nguyện?
9- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì để giải nghiệp thọ bệnh và làm chủ được THỌ BỆNH, để phương pháp này được phổ biến rộng rãi, để bệnh viện ít bệnh nhân?
10- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì để luôn luôn được KIÊN TRÌ, GAN DẠ, SIÊNG NĂNG, SÁNG SUỐT, CẨN THẬN trong lúc tu hành.
11- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì để nhanh chóng trừ bỏ được NGŨ DỤC LẠC, NGŨ TRIỀN CÁI và THẤT KIẾT SỬ.
12- Chúng con phải gieo duyên gì, nhân gì để nhanh chóng BẤT ĐỘNG trước ÁC PHÁP và CẢM THỌ?
Thầy ơi! Hiện giờ chúng con hiện giờ ngày đêm mong ước được ở gần Thầy, để chứng tỏ là một để tử đầy lòng hiếu kính, tin yêu tuyệt đối của chúng con đối với Thầy, con xin mượn lời đệ tử của đức Phật ngày xưa: “Tất cả các pháp lấy THẾ TÔN làm căn bản”, bây giờ thì chúng con sẽ nói: “Tất cả các pháp xin lấy THẦY làm căn bản”.
Thầy bảo các con đi tới, chúng con đi tới; Thầy bảo lui, chúng con lui; Thầy bảo chúng con nhảy xuống vực thẳm, chúng con nhảy liền, không suy tư tính toán gì cả.
Cuối thư chúng con xin chúc cho Thầy vạn điều ước thiện của Thầy sớm trở thành hiện thực và chúng con xin Thầy chịu cực ít lâu nữa, chắc chắn đệ tử của Thầy rất nhiều người thành tựu, lúc đó Thầy sẽ được nghỉ ngơi mãi mãi. Chúng con xin kính chào Thầy, cô Út và tất cả tu viện.
Nam mô bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô đức bổn sư Thích Thông Lạc!
Chúng con nhóm Nguyên Thủy II
Xin kính thư.
Đáp[1]: Kính gửi: Các con!
1- Tin vào Phật pháp.
2- Giữ gìn 5 giới cho nghiêm chỉnh.
3- Giữ tâm bất động.
4- Pháp Như lý tác ý.
5- Ước nguyện và giữ gìn 10 giới Sa Di trọn vẹn.
6- Giữ gìn 5 giới trọn vẹn và ước nguyện mọi người sống trong 5 giới.
7- Ly gia cắt ái xuất gia làm tu sĩ ba y một bát.
8- Phải lập chí dũng mạnh.
9- Giữ tâm bất động trước các ác pháp.
10- Tập pháp Thân Hành Niệm.
11- Tác ý ly dục ly ác pháp hàng ngày.
12- Thấy các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta.
Kính ghi
Monday, April 30, 2018
Muốn có tướng mạo xinh đẹp, phúc hậu hãy làm theo những lời Đức Phật dạy
Có thể bạn chưa biết, nhiều người sinh ra tướng mạo không xinh đẹp nhưng càng lớn, về già khuôn mặt càng phúc hậu quý phái.
Vì vậy, muốn có dung mạo đẹp, trước cần nội tâm đẹp!
Khuôn mặt xinh đẹp là một loại phúc báo. Dù là phúc báo nào thì cũng có căn nguyên của nó, giống như tài phú đến từ bố thí, tôn quý đến từ khiêm cung, khuôn mặt xinh đẹp đến từ dịu dàng lương thiện. Đến tuổi trung niên, tướng mạo đã đi vào ổn định, cũng là thể hiện của tính cách một người.
Nhiều người hiền lành có khuôn mặt phúc hậu, người dịu dàng lương thiện có khuôn mặt xinh đẹp. Người thô bạo thường có vẻ mặt hung dữ; rất nhiều phụ nữ trung niên lão niên có tính cách không tốt, vẻ mặt thường cay nghiệt, cũng là tướng bạc mệnh, khắc chồng. Thực ra, tướng mạo không phải cố định từ khi sinh ra, mà nó là kết quả của quá trình tu tâm và hành động lâu dài. Cũng vì vậy, tướng mạo sẽ biểu lộ vận mệnh tương lai của một người. Xem tướng là một loại tích lũy kinh nghiệm, tướng tùy tâm sinh, từ mặt biết tâm, từ tâm biết mệnh.
Hình: Hoa hậu ăn chay Trương Thị May
Vậy nguồn gốc khuôn mặt tuổi thiếu niên, thanh niên ở đâu? Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da màu tóc, nhưng khuôn mặt dáng người cùng tiên thiên có quan hệ, mức độ xinh đẹp là dựa theo những đời trước mà bố trí.
Nửa đời trước của một người, là ảnh hưởng từ kiếp trước, nửa đời sau, chính là tự mình. Vậy mới nói, sau khi đến trung niên, cần phải chịu trách nhiệm với hành vi của chính mình.
Lòng từ bi cũng là một yếu tố quan trọng. Người có thiện tâm, thường từ trong ra ngoài tản mát ra một loại hào quang, càng khiến người thuận mắt, càng ngày càng thích tiếp xúc. Mà người ích kỷ, giảo hoạt, so đo, tất khó nhìn, thậm chí xấu xí; cho dù may mắn có khuôn mặt đẹp đẽ, thì trên mặt cũng sẽ dần hiện ra một vài chỗ khiến người không thích, người ta thường nói khuôn mặt không có duyên, chỉ lần đầu gặp hơi thuận mặt, tiếp xúc nhiều liền không còn thuận nữa.
Xin hãy tin rằng, tướng mạo là có thể từng bước thay đổi đấy! Nhất là một khuôn mặt xinh đẹp sẽ từ trong ra ngoài tản mát ra một lực hấp dẫn, khiến người gặp bất tri bất giác sinh lòng mến mộ. Nhiều khi, xinh đẹp hay không, chính là từ tâm mà nhìn, “Tình nhân nhãn lý xuất Tây Thi” chính là đạo lý này, tức là nhìn người mình yêu càng nhìn càng thấy đẹp.
Gương mặt con người thay đổi theo năm tháng, muốn trở nên xinh đẹp dễ nhìn bạn hãy làm theo những lời Phật dạy sau đây
Một, người cam tâm tình nguyện chịu thiệt, lại nhận được càng nhiều. Người có thể chịu thiệt, nhân duyên nhất định sẽ tốt, nhân duyên tốt, cơ hội tự nhiên sẽ nhiều. Mỗi người khi còn sống, có thể nắm bắt một hai lần cơ hội là đủ!
Hai, người thích chiếm phần hơn, cuối cùng chẳng chiếm được bao nhiêu, nhặt được một ngọn cỏ, mất đi một rừng cây. Người mà vừa đến lúc tính tiền liền kiếm cớ đi việc khác hoặc móc hoài không ra tiền, cơ bản đều là những người không có thành tựu gì.
Ba, người có ánh mắt tiểu nhân, tâm địa nhỏ hẹp. Lúc bạn bè hội tụ, nói ra ba câu, đều không thoát khỏi chuyện cá nhân, người này chính là ốc sên chuyển thế, nội tâm hư không, ích kỷ. Trong nội tâm chỉ có chuyện nhà mình, những chuyện khác liền không liên quan đến anh ta.
Bốn, chỉ có tiếc duyên mới có thể tục duyên, tức là vun bồi duyên phận. Trên đường đời, nhiều người chúng ta gặp, thật ra đều có duyên mới gặp được nhau, hơn một nửa người thân chính là bạn tốt trong đời trước, còn bạn tốt thì hơn một nửa là người thân trong đời trước, mang đến phiền muộn cho bạn vì hơn một nửa là người bạn đã từng gây tổn thương. Vì vậy cần nhớ: Đối xử tử tế với người thân, quan tâm người bên cạnh, khoan dung những người làm bạn tổn thương, vì đây đều là nhân quả
Năm, nội tâm vô khuyết gọi là phú, có thể bao dung người khác gọi là quý. Luôn vui vẻ không phải là một loại tính cách, mà là một loại năng lực.
Sáu, biện pháp giải quyết phiền muộn tốt nhất, chính là quên nó đi.
Bảy, tiếu khán phong vân đạm, toại đối vân khởi thì (cười nhìn gió mây nhạt, ngồi trông áng mây trôi).
Không giành là từ bi, không biện là trí tuệ, không nghe là thanh tịnh, không nhìn là tự tại, tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông.
Tám, nội tâm không loạn, không khổ vì tình, không sợ tương lai, không giữ quá khứ.
Chín, kiếp này, bất kể thứ gì cũng sẽ không mang đi được, vậy nên hãy sống với hiện tại, cười với hiện tại, và hãy ngộ ngay bây giờ!
Theo: giadinhtiepthi.com
Theo: giadinhtiepthi.com
Subscribe to:
Posts (Atom)
Sách nói: LỜI PHẬT DẠY - biên soạn: Thích Tánh Trí
Sách nói LỜI PHẬT DẠY do Đại đức Thích Tánh Trí biên soạn, qua hai giọng đọc phật tử Chúc Sen và Thiện Nghĩa. Ước nguyện LỜI PHẬT DẠY...
-
Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh mới xuất hiện trong xã hội hiện đại như căng thẳng, trầm cảm, rối loạn chuyển hóa, hay thậm...
-
Niết Bàn là trạng thái tâm bất động giải thoát, chấm dứt phiền não nghiệp khổ luân hồi. Vậy tu tập như thế nào để có được trạng thái N...
-
Sách nói LỜI PHẬT DẠY do Đại đức Thích Tánh Trí biên soạn, qua hai giọng đọc phật tử Chúc Sen và Thiện Nghĩa. Ước nguyện LỜI PHẬT DẠY...