Bắt đầu học,
tu tập và muốn đạt được một
đời sống GIỚI
HÀNH NHÃN THỨC nghiêm chỉnh thì phải thông
hiểu: giới đức, giới hạnh và giới hành
của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và
giới hành của giới hành nhãn thức là gì?
Giới đức, giới hành nhãn thức
là những lời dạy đạo đức về
đời sống của con người tức là Chánh
nghiệp.
Giới hạnh, giới hành nhãn thức là
những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai
nghi tế hạnh thường thể hiện qua giới
hành nhãn thức như: nói, nín, tiếp giao với mọi
người, v.v.. Những oai nghi tế hạnh như
vậy được gọi là Chánh nghiệp.
Trên đây, chúng ta đã học về
Giới hành nhãn căn. Giới hành sắc trần và
tiếp đến là Giới hành nhãn thức. Vậy
giới hành nhãn thức như thế nào?
Trước khi muốn tu học về
giới hành nhãn thức thì chúng ta hãy lắng nghe đức
Phật dạy La Hầu La: “Này La Hầu La, con nghĩ
thế nào, nhãn thức là thường hay là vô
thường?
-
Bạch
Thế Tôn, là vô thường.
-
Cái gì vô
thường là khổ hay lạc?
-
Bạch
Thế Tôn, là khổ.
-
Cái gì vô
thường, khổ chịu sự biến hoại
thời có hợp lý chăng khi quán cái ấy: “cái này là
của tôi, cái này là tôi, cái này là bản ngã của tôi?”.
-
Thưa
không vậy, bạch Thế Tôn”.
Đọc những đoạn kinh vấn
đáp trên đây của đức Phật và La Hầu La
chúng ta rút ra được một bài pháp tu học có
hiệu quả xả tâm ly dục ly ác pháp diệt ngã,
diệt tâm tham, sân, si, v.v.. dễ dàng, không có khó khăn,
không có mệt nhọc, không có phí sức và kết quả
giải thoát rất thực tế, rõ ràng, cụ thể.
Đoạn kinh này đức Phật đã
xác định: “Nhãn thức (tánh
thấy) là vô thường, là khổ là biến hoại,
không thường hằng, di dịch, thường thay
đổi”, không như Đại thừa và Thiền tông
nghĩ nó là thần thức, là Phật tánh. Đoạn kinh
này đã làm đảo lộn cái hiểu của
Đại Thừa và Thiền tông mà từ xưa
đến nay cho thấy cái nhãn thức này không phải là
của ta, là ta, là bản ngã của ta. Sự thật nhãn
thức này chỉ là do các duyên nhân quả tạo thành theo
nghiệp lực của nó làm nên như trên đã nói.
Đức Phật dạy: “Thân người do thừa
tự của nghiệp mà có”, chứ nào
phải đâu do một linh hồn hay một thần
thức đi tái sanh luân hồi mà có.
Trong sắc uẩn gồm có sáu thức:
1/
Nhãn thức
2/
Nhĩ thức
3/
Tỷ thức
4/
Thiệt thức
5/
Thân thức
6/
Ý thức
Trong thân người nào cũng có đủ
sáu thức này, nhóm sáu thức này có chung một cái tên
gọi là sắc thức.
Nhóm sáu thức này còn gọi là sáu tên gác
cửa thành. Sáu tên gác cửa thành này nó có quyền hạn
rất lớn, muốn cho ai vào thành thì mới
được vào, còn không muốn cho ai vào thì không ai
được vào. Do có quyền hạn lớn như
vậy nên đức Phật dạy chúng ta biết cách
sử dụng sáu tên gác cửa thành này để ngăn
cản không cho kẻ ác vào thành. Nhờ đó mà thành trì này
được bình an, vô sự.
Chúng ta đọc lại đoạn kinh
giới hành thứ 23, 24 tức là học về giới
hành nhãn căn và giới hành sắc trần; học về
giới hành nhãn căn tức là học về bản
đồ của sáu cửa thành; học về giới hành
sắc trần là học về sáu tên giặc ở bên ngoài
thường hay vào thành khủng bố và xâm chiếm thành.
Còn giới hành thứ 25 là học về sáu người
lính giữ thành tức là sáu thức.
Ở những bài kinh trên đây cho chúng ta
thấy biết rất rõ ràng: Thân chúng ta là thành; sáu căn
là sáu cửa thành; sáu trần là sáu tên giặc; sáu thức là
sáu người lính gác thành. Đó là một kịch
trường của nhân quả tạo ra để chúng ta
diễn tuồng thất tình lục dục, chứ
chẳng có gì là chân thật là của chúng ta cả. Do vô minh
mà chúng ta lầm chấp là có thật. Một trò ảo
ảnh của nhân quả, thế mà loài người trên
hành tinh này có mấy ai biết rõ ràng. Phải không các
bạn?
Đây là vũ trụ quan của Phật giáo
qua ba giới tượng trưng này: “nhãn sắc giới”
là con mắt tiếp xúc với “sắc trần giới”.
Sắc trần là hình sắc, hình tướng của
vạn vật, khi căn trần tiếp xúc nhau thì sinh ra
cảm thọ mới sinh ra “sắc thức giới”. Có
sáu thức mới có ái dục. Do căn, trần, thức
họp nhau, nên gọi là lục nhập. Do lục nhập
mà thế giới quan của Phật giáo mới hiện bày
cả một sự khổ đau.
Cho nên, đức Phật dạy: “Sáu
căn, sáu trần, sáu thức, là vô thường, là khổ
là biến hoại, chúng không phải là ta, là của ta, là
bản ngã của ta”. Do sự thấu hiểu này ta
mới biết rõ, đây là một trò ảo kịch
của nhân quả. Do biết chúng là trò ảo kịch, chúng
ta không chấp nhận. Vì thế, đối với chúng
ta, chúng làm gì ta vẫn thản nhiên bất động. Ví
như con mắt nhìn thấy mọi vật, biết rõ
mọi vật mà không sinh tâm tham đắm ham muốn
mọi vật. Đó là cách thức yểm ly con mắt,
yểm ly các sắc, yểm ly các thức, yểm ly các xúc.
Muốn thấy rõ sự yểm ly, xin các bạn hãy
đọc lại đoạn kinh Giáo Giới La Hầu La
thì rõ: “Này La Hầu La, do thấy vậy vị đa văn
Thánh đệ tử yểm ly con mắt, yểm ly các
sắc, yểm ly nhãn thức, yểm ly nhãn xúc, do duyên nhãn
xúc này được khởi lên thọ, tưởng, hành,
thức. Vị ấy yểm ly luôn phóng khởi lên”.
Do lục nhập này ta không chấp nhận;
ta không chấp nhận tức là yểm ly. Do sự yểm
ly ta ly tham, ly sân, ly si; do ly tham ly sân, ly si mà ta
được giải thoát khi tâm ly sạch tham, sân, si.
Tự trong tâm sạch tham, sân, si là
thanh tịnh, là ta đã có sự hiểu biết rằng ta
đã tu tập xong.
Trong sự giải thoát là có sự hiểu
biết: “Sanh đã tận Phạm hạnh đã thành, các
việc nên làm đã làm, không còn trở lui trong trạng thái
này nữa”. Đến đây chấm dứt
những bài kinh Giáo Giới La Hầu La. Nhưng nó là những giới luật căn
bản nhất của người mới vào tu theo
Phật giáo mà kết quả không thua kém bất cứ
những vị Trưởng lão nào trong Phật giáo.
Nếu người mới vào tu theo Phật
giáo mà không được hướng dẫn tu tập theo
giáo pháp giới luật căn bản này thì không bao giờ
tìm thấy sự giải thoát chân thật.
Dựa vào những lời dạy giới
luật của đức Phật cho người Sa di
đầu tiên trong Phật giáo (La Hầu La) chúng tôi biên
soạn thành bộ Giới Hành Đức Thánh Sa Di
để những người mới bước chân vào
đạo Phật, ngay từ phút đầu tiên tu tập
vẫn tìm thấy sự giải thoát thật sự.
(Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, T1)
No comments:
Post a Comment