LỜI TỰA
Các huynh đệ
thân mến! Kể từ khi hai tập sách Làm Bạn
Với Thiện Là Giải Thoát và Tu Là Gì ra
đời đến nay, được sự tiếp nhận, đồng tình và hoan hỷ của rất nhiều các bạn ở khắp
mọi nơi trong bổn đạo, các huynh đệ khi đọc, hiểu, giác ngộ thấy ra được sự thật,
chân lý, biết được sự thật tu là gì? Tu như thế nào mới gọi là tu? Tu như thế
nào là tu đúng? Tu như thế nào là tu sai? Tại sao có người tu hoài, thậm chí tu
cả đời, bỏ ra ba, bốn chục năm tu hành cực khổ, vất vả mà không có được kết quả
gì, tham, sân, si, cố tật vẫn còn nguyên. Từ khi đón nhận được hai tập sách, sống
và thực hành theo lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại trong hai tập sách này,
thực hành đến đâu, là thấy có được kết quả, lợi ích thiết thực, giải thoát, an
vui, hạnh phúc ngay trong đời sống đến đó. Có nhiều huynh đệ đã bật khóc vì quá
vui mừng, đã bày tỏ cảm xúc và niềm hoan hỷ, nhắn tin hoặc gọi điện cho chúng
tôi để nói lên lời cám ơn, lòng biết ơn chân thành, từ khi các bạn đọc, hiểu,
nhận thức thấy ra được những sai phạm, lầm lỗi trong đường hướng tu hành của
mình, biết điều chỉnh, sửa chữa, từ bỏ dần những điều xấu ác trong tâm, tự làm
khổ mình, khổ người, làm khổ chúng sinh theo những lời hướng dẫn, dạy bảo trong
hai tập sách thì thấy cuộc sống của mình và các huynh đệ đồng đạo, anh em, vợ
chồng, con cái trong gia đình có nhiều niềm vui hơn, hạnh phúc hơn, bình an hơn.
Chúng tôi rất lấy làm hoan hỷ, đó là mong ước của chúng tôi khi ngồi biên soạn,
ghi chép ra hai tập sách này.
Xin chúc mừng các bạn, xin ghi nhận tình cảm, tấm
chân tình của các bạn, các huynh đệ đã đón nhận tập sách, tin tưởng và thực
hành theo, tấm lòng và ân tình đó của các bạn, chúng tôi xin dâng lên cúng dường
Đức Phật và Thầy Tổ của chúng tôi, các Ngài đã tự thân tu tập, hành trì, chứng đạt
được sự thật, chân lý. Các Ngài đã tuyên thuyết, trình bày, giảng dạy, nói lên
sự thật và để lại cho chúng ta tài sản vô giá này.
Bản thân chúng tôi cũng giống
như các bạn, là người may mắn có được chút phước duyên, giác ngộ nhận được
Chánh Pháp từ những lời dạy của các Ngài, để bày tỏ lòng biết ơn các Ngài,
chúng tôi cố gắng hết sức, với tất cả sức lực, trí tuệ nhỏ bé, ít ỏi, khiêm tốn
của mình đóng góp một chút ít công sức, bỏ ra một ít thời gian để ngồi kết tập,
hệ thống, ghi chép, biên soạn lại những lời giảng dạy của các Ngài chuyển đến
các bạn, những ai chưa có duyên lành giác ngộ được Chánh Pháp, không có gì là của
chúng tôi cả.
Thời gian gần đây, có vài huynh đệ gọi điện đến thăm hỏi chúng tôi và
bày tỏ ước nguyện, vì lợi ích của đa số mọi người còn chưa giác ngộ được Chánh
Pháp, hiểu sai, tu sai, hành sai, chưa phân biệt được đâu là Chánh Pháp của Đức
Phật, đâu là những gì của người sau phát minh, biên soạn, ghi chép, giảng dạy
ra sau này. Mong muốn chúng tôi nếu có thể, vì lòng từ bi, hoan hỷ, xin tiếp tục
biên soạn ra thêm vài tập sách nữa để minh chứng rõ thêm, làm sáng tỏ thêm hơn
về sự khác biệt, sự sai biệt giữa Chánh Pháp của Đức Phật và những gì không phải
là Chánh Pháp, mà tự cho là Chánh Pháp, để ngỏ hầu giúp cho mọi người, những thế
hệ về sau sớm giác ngộ được sự thật chân lý, nhờ đó trí tuệ được khai mở hơn, tu
hành có được kết quả, lợi ích, cuộc sống có được nhiều niềm vui hơn, sống bình
an hơn, hạnh phúc hơn.
Chúng tôi thiết nghĩ, với hai tập sách đó cũng là tạm đủ, để các bạn nhận
thức rõ, đâu là Chánh Pháp của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Nhưng để đáp ứng
nguyện vọng, tấm chân tình tha thiết của các bạn, những người đệ tử Phật chân
chính, được sự cho phép và khuyến tấn của Thầy Tổ, cùng sự hoan hỷ, đồng tình hỗ
trợ của các huynh đệ đồng phạm hạnh, chúng tôi nhận lời và đây cũng là nguyên
do chúng tôi chọn đề tựa cho tập sách lấy tên là LỜI PHẬT DẠY.
Trong tập sách này chúng tôi sẽ cố gắng biên chép lại
thật đầy đủ những điều cốt lõi, tinh nguyên từ những lời dạy của Đức Phật bao gồm
Tứ Diệu Đê, Bát Chánh Đạo và các Pháp Hành trợ đạo để các bạn và các huynh đệ
thuận tiện trong việc nghiên cứu và ứng dụng thực hành tu tập, đồng thời phân
biệt rõ, thế nào là Chánh Pháp Nguyên Thủy khi xưa, từ kim khẩu của Đức Phật
nói ra và đồng thời nhận ra những gì không phải là Chánh Pháp, mà do những người
sau đã chế tác, biên soạn, ghi chép lồng vào trong giáo lý đạo Phật.
Chánh Pháp Nguyên Thủy khi xưa của
Đức Phật ra đời tại đất nước Ấn Độ, sau đó được truyền bá, phát triển lần hồi sang
nhiều đất nước khác cho đến ngày nay dường như đã bị mai một, mất gốc hoàn toàn.
Một phần do tập tính, phong tục, tập quán, lối sống, cách sinh hoạt, ăn ở của mỗi
miền đất nước khác nhau trên thế giới, từ đó các vị tu hành sau này nối tiếp
nhau, tùy theo trí tuệ, sức lực, kinh nghiệm, sự tu hành chứng đạo, chứng đắc của
mình, với ước muốn, ước nguyện phát triển, phổ biến truyền bá giáo pháp của Đức
Phật được rộng khắp đến hầu hết tất cả mọi tầng lớp chúng sinh, nên đã linh động,
uyển chuyển tùy duyên phát minh, sáng tạo, chế tác, thành lập ra thêm rất nhiều
các Tông Phái, Hệ Phái, nhiều pháp môn để tùy thời, tùy duyên dễ dàng hóa độ quần
chúng, không ngờ dần dần đánh mất đi nguồn cội, cốt lõi, cứu cánh, mục đích sự
giải thoát thật sự ban đầu của Chánh Pháp Nguyên Thủy, tinh nguyên thời Đức Phật.
Hiện trạng bây giờ ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới, các Vị Giảng Sư, Giáo Thọ
Sư khi đứng ra đại diện cho các Hệ Phái, Tông Phái của mình tuyên giảng Phật
Pháp, Vị nào cũng cố gắng giảng thuyết, tuyên thuyết chứng minh, đưa ra những lập
luận, lý luận, đều tự cho rằng mình đang giảng thuyết, nói đúng về Chánh Pháp của
Phật. Có lẽ mọi người chúng ta ai cũng biết sự thật, chân lý ở đời chỉ có một.
Và như Đức Phật đã xác quyết chỉ có một con đường duy nhất đến được chân lý, đó
là Bát Chánh Đạo. Bát Chánh đường duy nhất đến bình an bất tử. Nghĩa là ngoài
Bát Chánh Đạo là tuyệt đối không có con đường thứ hai nào khác tu tập, hành trì
đưa đến giải thoát. Tất cả mọi con đường tu tập, hành trì không đúng Bát Chánh
Đạo, đều không thể nào đưa đến chứng ngộ, chứng đạt được chân lý bất tử Niết
Bàn. Ở đâu có Bát Chánh Đạo, ở đó mới có bốn quả vị Thánh, ngoài Bát Chánh Đạo
là tuyệt đối không có một con đường nào khác tu tập, hành trì chứng đạt được bốn
quả vị Thánh.
Tu tập đúng Chánh Pháp của Phật khi xưa, là phải sống phạm hạnh
thanh tịnh, hướng đến diệt ngã xả tâm, ly dục, ly bất thiện pháp, phá trừ năm
triền cái, trừ diệt mười kiết sử, chứng đạt lần lượt bốn quả vị Thánh, có được
hạnh phúc, bình an trong từng phút giây hiện tại, chấm dứt hoàn toàn đau khổ,
chấm dứt tái sanh, sinh tử luân hồi ngay trong hiện kiếp.
Điều đó có nghĩa là tất
cả những kinh sách phát triển, những phương pháp phát minh sau này, được đem ra
rao giảng, thuyết giảng đặt sai hướng, đi sai đường, khi thực hành tu tập bị giậm
chân tại chỗ, không đem đến kết quả giải thoát, hạnh phúc, bình an chấm dứt
hoàn toàn đau khổ, chấm dứt tái sanh sinh tử luân hồi ngay trong đời sống hiện
tại, đều có thể kết luận là Tà Pháp, (Bát Tà Đạo).
Chữ Tà Pháp ở đây không có
nghĩa là đối ngược lại hoàn toàn với hai chữ Chánh Pháp, mà là khi ứng dụng tu
hành theo đường lối, phương pháp hướng dẫn nào đó cả đời vẫn không có kết quả
giải thoát, tham, sân, si, kiết sử, triền cái, lậu hoặc vẫn còn nguyên, vẫn cứ
tiếp tục chịu tái sinh, chịu trôi lăn trong ba cõi, sáu đường, vẫn còn ở trong
nhà lửa địa ngục, đều gọi là Bát Tà Đạo.
Chánh Pháp những gì được Đức Phật giảng
dạy, khai thị, trình bày, phân tích, hiển lộ khi xưa chỉ bao gồm Tứ Diệu Đế,
Bát Chánh Đạo và các Pháp Hành trợ đạo. Suốt 45 năm trường vất vả, cực khổ vì Lòng
Từ mẫn thuyết pháp, hóa độ chúng sinh, khi chuẩn bị nhập Niết Bàn, Đức Phật cho
vân tập, dặn dò, di chúc lại cho các Thánh Chúng đệ tử của Ngài:
“Này các Tỷ Kheo! Trong suốt 45 năm trường thuyết pháp độ sinh Ta chỉ nói đúng hai điều:
Khổ và sự Diệt khổ. Biển chỉ có một vị mặn và giáo pháp những gì ta giảng dạy
cũng chỉ có một vị duy nhất, đó là vị giải thoát. Pháp của Ta dạy, Niết Bàn là
thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có quả tức thời, chỉ
Người Trí tự mình giác hiểu. Sau khi Ta diệt độ, nếu sau này có những kinh sách
nào do người sau biên soạn, ghi chép, trình bày, giảng dạy không đúng Tứ Diệu Đế,
Bát Chánh Đạo và các Pháp Hành trợ đạo, khi thực hành tu tập, không đem đến kết
quả bình an, hạnh phúc, giải thoát Niết Bàn trong từng phút giây hiện tại, đều phải
biết rằng, những kinh sách này không phải là những gì Ta giảng, Ta thuyết.”
Với Trí Tuệ vô biên và Lòng Từ Bi
vô hạn, Đức Phật đã tiên đoán trước, sau này sẽ có ngoại đạo biên soạn, ghi
chép kinh sách, lồng vào trong giáo pháp của Ngài. Cho nên, trước khi nhập diệt,
Ngài đã để lại những lời dạy cuối cùng, những lời giáo huấn, dặn dò, di chúc lại
rất cẩn thận, kỹ lưỡng để gởi gấm lại cho các thế hệ về sau, những bậc tu hành
nghiêm túc, chân chính muốn đi tìm con đường giải thoát, chấm dứt hoàn toàn đau
khổ sau này, khi nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi, đọc, xem kinh sách, không bị nhầm
lẩn, biết rõ được đâu là Chánh Pháp, đâu mới thật sự là những lời dạy của Ngài,
đâu là của những người sau phát minh, biên soạn, ghi chép ra, đưa vào, lồng vào
trong kinh sách, gán ghép, mạo nhận, cho rằng của Ngài dạy, Ngài thuyết. Đó là
nguyên do tôi lấy đề tựa tập sách là Lời
Phật Dạy.
Vì vậy trong tập sách này chúng tôi sẽ cố gắng biên soạn, ghi
chép lại toàn bộ Chánh Pháp thời Nguyên Thủy từ kim khẩu của Đức Phật bao gồm từ
Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo, cho đến các Pháp Hành trợ đạo khi xưa một cách đầy đủ
để các bạn, các huynh đệ tiện tham khảo, nghiên cứu, tìm hiểu, tu tập, thực
hành được thuận lợi hơn, dễ dàng hơn.
Do đó sẽ có những phần được biên soạn,
ghi chép trong các tập sách trước đây, sẽ được biên soạn lại trong tập sách
này, mong các bạn thông cảm.
Tuy nhiên, thiết nghĩ rằng, nếu đúng là Chánh Pháp
từ những lời dạy của Đức Phật thì những gì chúng ta được đọc lại, được nghe lại
nhiều lần, thì chúng ta càng hiểu rõ hơn, thông suốt hơn, nhớ kỹ hơn, tri kiến của
chúng ta càng sáng, trí tuệ càng thông suốt thì việc tu tập, hành trì, diệt ngã
xả tâm của chúng ta càng tốt hơn, càng có được kết quả lợi ích nhiều hơn. Trong
kinh khi xưa Đức Phật cũng thường khuyên dạy, tán thán, khen ngợi các Bậc Đa Văn
Thánh đệ tử nghe nhiều, tích tập những điều đã nghe. Vì nhờ có nghe nhiều, đọc
nhiều, ghi nhớ, suy tư, chiêm nghiệm, nghiền ngẩm nhiều, thì khi gặp hoàn cảnh
nhân quả xấu, ác pháp đến, chúng ta mới có đủ hành trang, tư lương để ngăn và
diệt, hóa giải được tức thời tất cả mọi đau khổ, phiền não khi chúng xuất hiện
nơi tâm thức của mình.
(Thích Tánh Trí, Lời Phật Dạy, Nxb. Hồng Đức, 2020)
Link download 3 quyển sách của Sư Tánh Trí
No comments:
Post a Comment